img

Session 46: Bảo tồn văn hoá mà gạt bài toán kinh tế sang một bên, liệu có là sự thiếu sót?

Recapped by: Hiền Trang |

Diễn giả:

Cựu nhà báo Trần Hữu Phước Tiến

img img img
Chọn kênh nghe podcast:

📖 Ở một khía cạnh nào đó thì lịch sử là một bộ môn khoa học lớn nhất bởi không khám phá nào mà không dựa trên một nền tảng đã có. Thoáng qua trong câu chuyện về văn hoá, di sản, người trẻ có thể thấy xa lạ với mình nhưng trái ngược lại điều ấy, hãy nhìn những sáng tạo được cho là ấn tượng nhất đều dựa trên một sự hiểu biết sâu sắc về nguồn cội. Tuy vậy cũng phải nói rằng sự chuyển dịch của bối cảnh, hành vi đang buộc chúng ta cần có sự thay đổi về cách tiếp cận trong tư duy để dòng chảy văn hoá thay vì tù đọng, xơ cứng thì nay được làm mới, được vận động theo hơi thở thời đại.

🧐 Tại Future Impact Academy tuần vừa rồi, host Phong Lê trò chuyện với Nhà nghiên cứu, Cựu nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến để hiểu rõ hơn về những khía cạnh trong việc bảo tồn di sản lịch sử thông qua những chủ điểm thú vị

🔹 Văn hoá thay đổi như thế nào khi sự chú ý của mọi người chỉ có 6s?
🔹 Im lặng không làm ta vô can: Người trẻ nên có thái độ như thế nào trong câu chuyện bảo vệ di sản lịch sử?
🔹 Bảo tồn văn hoá mà gạt bài toán kinh tế sang một bên, liệu có là sự thiếu sót?

🔹 Một tấm bảng lưu niệm vừa là sự tri ân vừa là lời xin lỗi ở nơi chúng ta vừa dỡ bỏ
🔹 Chúng ta không sợ văn hoá truyền thống bị mất đi, chúng ta chỉ sợ không có những hệ giá trị mới được sản sinh?
🔹 Không được uống liên tục dòng sữa về lịch sử ngay từ thuở nhỏ, những người yêu thích có thể làm gì để mảnh vườn văn hoá của mình không khô cằn?

Chia sẻ bài này

Cấu trúc buổi chia sẻ

Đăng ký ở đây nhận ngay thông báo

Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.