Triết học chẳng có nguồn gốc nào khác ngoài sự ngạc nhiên.
[…]
Đứa trẻ phải tự đi, những bước đầu tiên vấp ngã, những bước thứ 2 chập chững, những bước thứ 3 thì chậm chạp. Cuối cùng, nó mới có thể đi nhanh rồi mới có thể chạy. Nhưng nó phải tự đi. Suy nghĩ cũng như vậy. Khả năng suy nghĩ của trẻ em, của con người chúng ta cũng như vậy.
[…]
Việc đưa môn Triết vào dạy ở trong trường sẽ giúp cho trẻ hình thành khả năng suy nghĩ, phán đoán, lập luận, phản biện, trong khi tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới và về chính bản thân mình.
[…]
Triết học… đó là có phải là một môn khoa học thể hiện khát vọng lớn của con người là: Cuối cùng cuộc sống này là gì? Và làm sao để có thể tiếp cận được rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Vì nếu mà chỉ dựa vào kiến thức không thôi thì mãi sẽ không bao giờ là đủ.
[…]
Liệu rằng chúng ta có thể sống một đời mà có thể trốn tránh sự thật được hay không? Những chia sẻ về triết học thẳng thắn, đi vào cốt lõi nhưng cũng thật gần gũi như cái cách mà một em bé 7 tuổi nói về việc hạnh phúc chính là có mặt ở trên đời này. Bạn thấy đấy, ở 7 tuổi trẻ em đã có khả năng suy nghĩ rất độc lập dù cho em chưa đọc bất kỳ tác phẩm triết học. Bỏ qua tuổi tác, bạn có thể tưởng đó là phát biểu của một nhà thông thái lớn.
Nghe câu chuyện dạy Triết học cho trẻ em 4-5 tuổi của người Pháp ta hoàn toàn có thể thấy việc đưa Triết tới gần một cộng đồng người trẻ lớn hơn là hoàn toàn có thể. Thậm chí 70 năm trước học sinh Việt Nam cũng đã tư duy về các vấn đề triết học có mức độ khó ngang ngửa học sinh Pháp bây giờ. Quan trọng là chúng ta sử dụng phương pháp như thế nào.
Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.