Như vậy là chúng ta đã dần khép lại chủ đề của tuần vừa rồi: “Làm mới, pha trộn, khai thác văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt Nam" cùng với những chia sẻ của tiến sĩ Lư Thị Thanh Lê.
Trong suốt quá trình thực hành văn hoá truyền thống rất nhiều người đau đáu với câu hỏi: Làm thế nào để giữ tính nguyên bản trong văn hóa Việt. Nhưng cũng như nhiều nhà văn hóa nhận định, cô Lê cho rằng sự giao thoa văn hóa trong quá trình vận động giữa các tộc người là không tránh khỏi đó là cách thức mà văn hóa vận hành. Người Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về Truyện Kiều được diễn đạt bằng chữ nôm một cách rất tinh tế. Những cảm xúc phức hợp mang nét rất đặc trưng của người Việt, chạm đến tâm tư tình cảm rất riêng của người Việt Nam để khiến mỗi người con Việt khi ngâm những lời thơ ấy đều có thể thấy mình trong đó. Hay như trong hát Xẩm, Tuồng cũng vậy.
Tiến sĩ Lư Thị Thanh Lê cũng chia sẻ với khán thính giả rất nhiều ví dụ trong quá trình người trẻ ngày nay tìm cách tích hợp kinh nghiệm phương Tây vào văn hóa dân tộc để tạo ra những cái sản phẩm mới mang giá trị của Việt Nam nhưng không kém phần sành điệu, mang âm hưởng hiện đại quốc tế, thậm chí ngay cả người nước ngoài cũng qua những sản phẩm này tìm hiểu về Việt Nam. Trường hợp của Chula Fashion là một ví dụ.
Dĩ nhiên, trong quá trình sáng tạo văn hóa ấy, không tránh khỏi những áp lực từ dư luận hay phải đối diện cái bẫy về chiếm dụng văn hóa mà rất có thể chúng ta không có ý định đó khi bắt đầu nhưng trong một phút giây không để ý và thiếu đi những góc nhìn từ nhiều bên liên quan, có thể đặt những người thực hành văn hóa vào thế khó xử và sợ nhất là họ mất đi động lực để sáng tạo.
Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.