Chúng ta nghĩ rằng cuộc sống là một thứ gì ở bên ngoài chúng ta, mà có thể kiểm soát nó, bóp méo nó, chế biến nó, đánh đồng vào nó để đem lại cho mình những gì lợi lạc nhất có thể.
Nhưng mà thật sự chúng ta có sống không? Sống trên từng phút giây phút trải nghiệm hay không?
Dưới góc độ sinh học, con người có một nhu cầu cơ bản được gọi là nhu cầu sinh tồn. Và bất cứ sự đe doạ nào liên quan đến sự sinh tồn của chúng ta đều có thể tạo nên đau khổ. Bên cạnh đó, sự ham muốn, cái thèm cảm giác được kích thích trải nghiệm trên 5 giác quan nhằm mang tới lạc thú cũng là một trong những nguyên nhân dẫn chúng ta đến khổ nếu không được thoả mãn.
Tuy vậy một điều tệ hại hơn nữa đó là con người có khả năng trở thành nô lệ cho những tiêu chí, những khẩu hiệu phải sống thế này, phải sống như thế kia nhưng chiếc lồng sắt giam hãm, kìm kẹp, mà tước đi quyền tự quyết được sống cuộc đời của mình. Thầy Lê Nguyên Phương chia sẻ: Giá như mà chúng ta tự trải nghiệm cuộc sống, giữ được cái tinh tuyền của sự nhạy cảm với sự sống này, của toàn thể việc được là một con người. Đôi khi chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết được điều gì là tốt cho chính mình.
Xem lại toàn bộ cuộc chia sẻ của Tiến sĩ Lê Nguyên Phương để BÀN VỀ LẼ SỐNG dưới góc nhìn từ nhà khoa học tâm lý; Một người hành thiền; Và đơn giản hơn chỉ như một con người cá nhân, chiêm nghiệm, tự đánh giá lại chính mình.
Dưới đây là một vài chủ điểm chính sẽ có trong buổi trò chuyện này:
- Tại sao con người “cứ muốn” trở thành nhà khổ hạnh tinh thần?
- Cơ chế tâm lý nào khiến mọi người có xu hướng “muốn” là nạn nhân trong chính câu chuyện của mình hoặc bám chặt vào cảm giác giày vò, tội lỗi?
- Từ Bi có thể là một dạng bản ngã, cái tôi đang chờ được ve vãn.
- Sống sót qua trại tập trung tử thần, nhà tâm lý học Viktor E.Frankl đã chỉ ra 03 cách tìm thấy lẽ sống. Đó là gì?
Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.