img

Session 25: KIẾN TẠO NỀN KINH TẾ MỚI CHO TP.HCM

Recapped by: Dentsu Redder |

Diễn giả:

Tiến Sĩ Vũ Thành Tự Anh

Kiến tạo nền kinh tế mới của Tp. Hồ Chí Minh đòi hỏi sự thấu hiểu tính phức tạp của các cấu phần và mối quan hệ của chúng.
img img img
Chọn kênh nghe podcast:

Kiến tạo nền kinh tế mới của Tp. Hồ Chí Minh đòi hỏi sự thấu hiểu tính phức tạp của các cấu phần và mối quan hệ của chúng. Tp. Hồ Chí Minh có vị thế quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, là một trong những đàu tàu kinh tế và đổi mới sáng tạo của nước ta. Vậy làm thế nào để có thể kiến tạo nền kinh tế mới cho Tp. Hồ Chí Minh, để ứng phó với dịch và những kịch bản khác nhau?

Transcript

1 Ngôn ngữ

04 : 35 - 06 : 00

Trước tiên xin cảm ơn chị Tiên cho phần tĩnh tâm vừa rồi. Mọi người sẽ có thêm được cái hình dung về phần chia sẻ hôm nay. Độ hơn một tiếng đầu tiên mọi người sẽ bắt đầu với anh Vũ Thành Tự Anh. Đây là một đề tài không hề đơn giản. Nếu thoáng nghe thì sẽ thấy nó hơi khô và khá nhiều kỹ thuật. Có rất nhiều kiến thức vĩ mô. Đó chính là lý do vì sao hôm nay mình không bắt đầu luôn với Q&A mà bắt đầu với một không gian chung. Những yếu tố quan trọng những nội dung lớn thì Vũ Thành Tự Anh sẽ giúp chúng ta chia sẻ về một bức tranh lớn để mọi người dễ hình dung. Hùng rất là tin tưởng hôm nay anh tự anh sẽ giúp chúng ta hiểu những khái niệm lớn này một cách đơn giản. Sau đó một tiếng tiếp theo chúng ta sẽ đào sâu đặt câu hỏi cho anh Tự Anh để giúp chúng ta hiểu sâu hơn. Với khoảng nửa tiếng - 45 phút cuối cùng chúng ta sẽ đặt câu hỏi trực tiếp. Xin nhường lời cho anh Tự Anh từ đây.

06 : 01 - 12 : 40

Cảm ơn Hùng Võ, cảm ơn Vũ, cảm ơn tất cả các bạn. Hôm nay tôi rất là vinh dự được nói chuyện với tất cả các bạn thông qua Future Impact Academy. Trước khi Trình bày tôi muốn nói rõ là buổi trình bày của tôi ngày hôm nay chỉ với tư cách của cá nhân, không đại diện cho trường đại học công đoàn Việt Nam, trường chính sách chông hay là các tổ chức mà tôi làm tư vấn thuần túy có tính chất cá nhân. Như hùng Võ chia sẻ ngay từ đầu. Chủ đề của bài này có vẻ khá nghiêm trọng, tỏ ra nguy hiểm. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ trình bày các vấn đề khá là phức tạp và kỹ thuật này một cách đơn giản để các bạn có thể hiểu tại sao thành phố Hồ Chí Minh lại đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Nếu như không tạo ra một nền tảng kinh tế mới, không tạo ra một động lực kinh tế mới thì thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thể một mặt là tụt lại phía sau so với các thành phố khác, so với các đô thị khác trong khu vực. Không những thế mà nó còn tụt hậu so với chính các thành phố khác ở Việt Nam. Đây là bức tranh khái quát chung. Tại sao tôi lại chọn chủ đề là kiến tạo nền tảng kinh tế mới ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi hi vọng các bạn cũng nhìn thấy điều này sau bài trình bày của tôi, cũng như là sau buổi chúng ta chia sẻ. Về các nội dung trình bày ngày hôm nay tôi có 3 nội dung. Thứ nhất là khi chúng ta nói đến xác định xây dựng các nền tảng kinh tế mới thì đầu tiên chúng ta phải biết mình đang đứng ở đâu. Đầu tiên chúng ta phải xác định thành phố Hồ Chí Minh đang đứng ở trước đợt dịch lần thứ tư. Nội dung thứ hai là chúng ta cần phải nhìn ra thế giới để xem các dịch chuyển quan trọng trong thu xu thế toàn cầu hậu Covid 19 như thế nào. Như các bạn đã thấy và sẽ thấy, những xu hướng kinh tế này không phải là mới hoàn toàn mà nó là những sự tăng tốc của các xu thế cũ, Hoặc là nó là sự điều chỉnh. Ở trong một số trường hợp đó là có một số thành tố mới nổi lên như là những sự thay đổi quan trọng trong thế giới trong vòng 2 năm trở lại đây khi mà toàn cầu đối diện với đại dịch. Chắc các bạn cũng thấy đây là lần đầu tiên trên toàn cầu mà chúng ta có giãn cách xã hội. Thế giới đã trải qua rất nhiều lần đại dịch rồi nhưng mà đây là lần đầu tiên sự giãn cách xã hội nó nghiêm trọng ở phạm vi toàn cầu. Vấn đề thứ 3 và cũng là nội dung chính của buổi nói chuyện ngày hôm nay đó là sau khi chúng ta đã định vị được thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta đã nhìn thấy được các xu thế toàn cầu, chúng ta đã nhìn thấy mình ở đâu, chúng ta đã thấy bên ngoài thay đổi như thế nào. Và chúng ta cũng thấy rằng chúng ta phải thay đổi như thế nào. Từ đại dịch này tôi muốn nhìn lại mô hình nền tảng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây đại dịch được coi như là một cái cớ để chúng ta nhìn lại. Thực tế nhiều thứ chúng ta nhìn thấy nó đã xuất hiện từ trước. Từ đại dịch nó tạo ra một sự cấp bách, một sự cần thiết mà chúng ta phải thay đổi bên cạnh đó có một nguy cơ nữa là nhiều khi chúng ta đối diện với các vấn đề trước mắt chúng ta có xu thế phản ứng và theo một nghĩa nào đó chúng ta chọn các giải pháp có tính tình huống, giải pháp tình thế. Khi chúng ta bị chú tâm quá mức vào khác giải pháp tình thế thì có một rủi ro đó là chúng ta làm mất mất cái tầm nhìn dài hạn. Vì vậy có nhiều thứ chúng ta làm trong ngắn hạn nó sẽ phương hại tới triển vọng kinh tế trong dài hạn, triển vọng phát triển trong dài hạn và đó chính là cái mà chúng ta cần phải tránh. Đó là ba nội dung chính mà tôi sẽ trình bày. Đầu tiên là định vị thành phố Hồ Chí Minh so với các địa phương trong nước cũng như là so với một số đô thị cạnh tranh trong khu vực. Chúng ta nhìn vào trong bảng số liệu này thì chúng ta sẽ nhìn thấy so với cả nước thì thành phố Hồ Chí Minh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù dân số năm 2020 chỉ chiếm khoảng 9,5% những thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 22% cho GDP, hơn 23% cho ngân sách, hơn 15% cho xuất khẩu, và 17% cho lũy kế FDI. Khoảng độ hơn 31% về số lượng doanh nghiệp. Đó là con số đóng góp vào năm 2020 của thành phố. So với bình quân của cả nước thì tất cả các chỉ tiêu quan trọng của thành phố đều gấp từ 2 đến 3 lần. Đó là tầm quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước. Cái này thì tất cả các bạn đều biết rồi tôi không muốn nói nhiều. Tuy nhiên có một dấu hiệu mà các bạn nhìn vào cột cuối cùng, đó là sự so sánh năm 2020 so với 2010. Các bạn nhìn thấy dòng chữ cuối cùng có màu đỏ. Đó là sự sụt giảm của thành phố chẳng hạn như là tỷ trọng thu ngân sách của thành phố suy giảm, về xuất khẩu giảm khá nhiều tới 13,5%. Về doanh nghiệp, về lũy kế FDI ... Tóm lại khá nhiều chỉ số đang suy giảm. Điều đó có nghĩa rằng nếu thành phố Hồ Chí Minh không có những bước thay đổi hay là điều chỉnh về mô hình chiến lược thì thành phố Hồ Chí Minh chưa chắc đã giữ được vị trí đứng đầu của mình so với cả nước. Trên thực tế là thành phố Hồ Chí Minh đang suy giảm. Nếu chúng ta dựa vào 3 chỉ tiêu quan trọng xác định quy mô và tầm quan trọng của một địa phương. Ở đây tôi lấy ba chỉ số quan trọng để minh họa đó là về lực lượng lao động, GDP, thu ngân sách. Như các bạn nhìn thấy thành phố Hồ Chí Minh đứng ở trên cùng và là hình cầu to nhất. Đây là thời điểm thành phố Hồ Chí Minh trước đại dịch vào năm 2019. Lúc này thu ngân sách gấp 1,5 lần so với Hà Nội. Về GDP địa phương và lực lượng lao động đều đứng đầu sau với cả nước. Chỉ có Hà Nội là khá gần so với thành phố Hồ Chí Minh còn lại tất cả các địa phương khác đều chỉ như chấm nhỏ li ti ở dưới. Điều này cho thấy thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ ở vị trí đứng đầu cho tới thời điểm 2019. Tuy nhiên sự đứng đầu này nó không thể duy trì được trong tương lai.

12 : 41 - 14 : 10

Nếu chúng ta nhìn ra toàn cầu thì có rất nhiều các chỉ số để so sánh và đánh giá giữa các đô thị với nhau. Ở đây tôi chọn ra một số đồ thị để so sánh với thành phố Hồ Chí Minh ở trong khu vực, là các thành phố ở Bắc Á và Đông Nam Á. Nhìn vào đây, các bạn có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh đang đứng khá thấp. A.T. Kearney là tổ chức tư vấn toàn cầu. Hàng năm họ đưa ra chỉ số gọi là Global City Index và Global City Outlook. Tức là đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như là triển vọng của các thành phố trên toàn cầu. Năm 2021 A.T. Kearney đánh giá 156 thành phố. năm 2020 thì thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng thứ 97. Về triển vọng thì đứng thứ 90. Như các bạn thấy đến năm nay thành phố Hồ Chí Minh đã suy giảm khá nhiều. Đến năm 2021 thì chỉ số của thành phố Hồ Chí Minh nêu suy giảm so với năm 2020 và thua khá xa so với các thành phố khác trong khu vực. Thậm chí thua cả Jakarta, Bangkok, Kuala Lumpur.

14 : 11 - 16 : 25

Nếu chúng ta nhìn vào chỉ số nữa là chỉ số về thu hút thương mại và quy mô kinh tế, thì một lần nữa chúng ta sẽ lại thấy là thành phố Hồ Chí Minh đường ở cuối bảng. Thua khá xa so với Kuala Lumpur, Manila, Bangkok. Tất nhiên là ở trong nước thì thành phố Hồ Chí Minh vẫn đứng ở trên Hà Nội. Chúng ta vào nhìn cái bảng của JIL này thì chúng ta sẽ nhìn thấy bảng xếp hạng có 300 ở thành phố thì thành phố Hồ Chí Minh đứng xếp hạng 128. Chỉ số thu hút thương mại đứng thứ 55. Về quy mô nền kinh tế và quản trị nhà nước thì ở đây chúng ta đi vào các chỉ số có tính kỹ thuật hơn một chút. Nếu chúng ta nhìn vào cái đồ thị này, thì chúng ta sẽ thấy thành phố Hồ Chí Minh đứng ở phía dưới này cùng với cả Jakarta, Manila, Bangkok. Chỉ số xếp hạng kinh tế và quản trị nhà nước đều ở mức thấp so với trong khu vực và thua xa so với các thành phố được coi là thành công ví dụ như là Singapore, Seoul, Hongkong. Thậm chí là so với Thượng Hải hay Kuala Lumpur đều thua khá xa. Tiếp theo là chất lượng sống và bất bình đẳng thu nhập. Đây là hai chỉ số phản ánh mức độ phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân cũng như là mức độ hài hòa của xã hội. Như các bạn thấy, chỉ số chất lượng sống ở hai thành phố Maxer và Libior chỉ thành phố Hồ Chí Minh cũng ở nhóm này. Gần như các chỉ số quan trọng thì thành phố Hồ Chí Minh đều đứng ở nhóm cuối, và đứng sau Manila, Jarkata và Bangkok. Quy luật này nó xuyên suốt trong phần trình bày này. Ở đây có chỉ số về môi trường và chỉ số về ô nhiễm, nồng độ PM 2.5 thì thành phố Hồ Chí Minh cũng có ở phía cuối và gần với Manila, Jarkata, Bangkok. Đây là những con số cho thấy môi trường sống của thành phố Hồ Chí Minh cũng ở nhóm cuối ở khu vực.

16 : 26 - 17 : 00

Cuối cùng là mức độ gắn kết xã hội và an ninh. Đây là số liệu để cho chúng ta thấy mức độ lành mạnh của xã hội và tình hình an ninh trật tự ra sao, một lần nữa chúng ta thấy thành phố Hồ Chí Minh cũng lại xoay quanh Manila, Bangkok, Jarkata, Kuala Lumpur. Sau khi đó thì Singapore, Seoul đứng ở phía trên này.

17 : 01 - 19 : 00

Các chỉ tiêu này cho chúng ta thấy rằng thành phố Hồ Chí Minh trông ra thì chẳng bằng ai và trông lại trong nước thì cũng chẳng ai bằng mình. Tuy nhiên có thể nói thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước 2 thách thức rất lớn. Thách thức thứ nhất là nhìn vào trong nước thì thành phố Hồ Chí Minh đang bị các thành phố khác ở trong nước đuổi theo và trong một số trường hợp thì thành phố Hồ Chí Minh không còn đứng ở vị trí đứng đầu nữa. Nếu các bạn quan sát thành phố Hồ Chí Minh lâu năm thì các bạn sẽ nhận thấy trong 10, 15 năm trở lại đây, thành phố Hồ Chí Minh không còn là nền tảng cho Quốc gia nữa. Vào của những năm 80 những năm 90 cho đến những đầu năm 2000 thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn là niềm hào hứng, nơi tiên phong về rất nhiều những cải cách về thể chế, kinh tế, thương mại và thị trường. Tuy nhiên trong vòng 15 năm trở lại đây, rất khó có thể tìm ra được một cái cải cách nào của thành phố mà từ đó có thể tạo ra niềm cảm hứng chung về cải cách cho toàn quốc. Đứng ở những chỉ tiêu cụ thể ví dụ như về thu nhập chẳng hạn thì thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người thua Bình Dương. Và các địa phương khác cũng đang bám rất sát. Có những địa phương có mức độ tăng trưởng rất là cao trong những năm gần đây ví dụ như là Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh hoặc gần đây là Quảng Ninh chẳng hạn là những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao. Đó là những địa phương đi đầu cải cách kể cả về mặt thể chế lẫn về mặt quản lý nhà nước. Còn so với bên ngoài thì thành phố Hồ Chí Minh đang đứng ở phía cuối. Thực ra chúng ta hoàn toàn có tiềm năng để có thể vượt lên so với Manila, Jarkata. Vậy thì một mặt chúng ta phải bắt kịp với các thành phố hàng đầu trong khu vực mặt khác chúng ta vẫn phải giữ vững được vị trí dẫn đầu của mình trong nền kinh tế Việt Nam.

19 : 01 - 22 : 50

Đấy là tóm tắt lại trong phần trình bày đầu tiên của tôi. Tôi xin sang phần thứ hai đấy là dịch chuyển quan trọng trong toàn cầu hậu Covid. Tôi xin đi nhanh chủ đề này thôi bởi vì chắc là các bạn cũng quan sát thấy rồi. Có một sự quan trọng trong trạng thái hậu Covid và trước Covid đó là sự phân mảnh về quyền lực toàn cầu cũng như là kết quả của việc cạnh tranh chiến lược. Đây là trang bìa của tạp chí The Economics. Họ đưa ra bức tranh về sự phân cực nền kinh tế và phân cực về chính trị. Ở bên trái là bức tranh của Global Times, một tờ báo có thể nói là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc tự ví mình như là nước và Hoa Kỳ như là lửa. Đây là cuộc chiến tranh của Thủy Hoả. Và nước đang chặn đứng sự lan tỏa của Hoả. Các bạn có thể thấy bức tranh biếm hoạ của tờ Global Times. Đây là bức tranh cho thấy  Mỹ và Trung Quốc đang quay lưng lại với nhau, nhưng cùng nhau phá vỡ trật tự thế giới. Tất cả các bức tranh này cho thấy cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nó tạo ra sự bất định rất lớn và đồng thời cũng tạo ra sự phân mảnh khổng lồ. Chúng ta thấy bức tranh toàn cầu về kinh tế chính trị quân sự, thương mại đầu tư an ninh mạng,...Nó sẽ là những bức tranh cực kỳ phức tạp. Câu hỏi đặt ra là đối diện trước bối cảnh đó thì chúng ta phải làm gì và chúng ta sẽ phải làm gì. Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi rất là quan trọng và bất kỳ một nhà chính sách nào ở tầm địa phương cần quan tâm. Chúng ta có thể thấy là câu hỏi này về tính chất bất định của tương lai toàn cầu, cũng như về tương lai của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì chính cái xu thế toàn cầu hóa. Chính FDI, chính xuất khẩu đã tạo ra  sự thịnh vượng không chỉ cho Việt Nam mà còn cho thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó chúng ta phải là chủ nghĩa dân tộc trong các quốc gia lớn ngày càng trở nên lớn. nó khiến cho quyền lực toàn cầu này ngày càng trở nên phân mảnh. Chúng ta cũng nhìn thấy những dấu hiệu của sự phân mảnh này trong sự căng thẳng những chiến lược Một sự thay đổi thứ hai đó là sự thay đổi trong xu thế toàn cầu. Đầu tiên đó là đồ thị thương mại liên quan đến nội vùng và ngoại vùng của thế giới trong giai đoạn 2019, 2020. Chúng ta sẽ nhìn thấy năm 2020 tốc độ thế giới tăng trưởng như thế nào so với năm 2019. Sự cân bằng giữa hiệu quả và phục hồi nó rất là quan trọng.  Hai từ khóa sẽ lặp đi lặp lại trong bài trình bày của tôi đó là tính bền vững sustantibily và tính dẻo dai resilience, tức là khả năng có thể đàn hồi, thì co lại lúc cần vào lúc cần có thể bật trở lại để phục hồi nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy một điều quan trọng trong chuỗi kinh tế toàn cầu năm 2020- 2021 đó là sự đứt gẫy. Đứt gãy một cách hết sức nghiêm trọng. Các chuỗi quản lý hệ thống kinh tế toàn cầu này sẽ phải cân bằng giữa một bên là hiệu quả, và bên kia là khả năng phục hồi. Sự đứt gãy của chuỗi kinh tế này cũng là do họ phục hồi nhiều hơn tính hiệu quả. Sau đại dịch thì họ rút ra rằng hiệu quả thôi thì chưa đủ mà chúng ta vẫn cần phục hồi, sự dẻo dai. Một lần nữa chúng ra thấy các doanh nghiệp sẽ đánh giá lại chuỗi cung ứng của mình, đa dạng hóa các hoạt động để không phụ thuộc quá mức vào bất kỳ một quốc gia riêng lẻ nào. Chúng ta có thể thấy là chuỗi cung ứng khu vực sẽ trở nên đơn giản hơn, sản xuất sẽ tiến gần hơn tới thị trường tiêu dùng cuối cùng. Và đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ dự trữ nhiều hơn các nguồn cung ứng cần thiết. Đây là sự thay đổi về cấu trúc của chuỗi cung ứng toàn cầu.

22 : 51 - 27 : 05

Về chuyển đổi số chúng ta cũng thấy rằng nó cũng giống với các chuỗi cung ứng như vậy. Ở đây tôi muốn đặt ra câu hỏi là ai sẽ là người dẫn dắt quá trình chuyển đổi số ở công ty của bạn. Thì tôi xin trả lời là đó chính là Covid 19. Covid 19 buộc chúng ta phải thay đổi trong quá trình giãn cách xã hội khi mà các chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Khi mà có sự đứt gãy về các sự tiếp xúc giữa người và người, giữa công ty và công ty. Lúc này sự chuyển đổi số không còn và nghiêm trọng nữa mà nó là bắt buộc. Chúng ta cũng thấy rằng những thách thức do Covid 19 đặt ra, rồi những sự giãn cách buộc những doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thay đổi bằng sử dụng công nghệ, ví dụ như là truyền thông kỹ thuật số, làm việc từ xa, thương mại điện tử, nó hạn chế sự tiếp xúc. Điều này và sẽ còn tiếp tục trong tương lai.  Một khía cạnh nữa đó là trên mặt trận đổi mới nghiên cứu và phát triển, các sản phẩm có chu kỳ trở nên ngắn hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực vi sinh và chăm sóc sức khỏe. Có lẽ chưa bao giờ tốc độ chế biến sản xuất vắc xin lại nhanh đến như vậy. Có đến hàng trăm loại vắc xin ra thị trường. Có những loại vắc-xin đã được WTO, các nước cấp phép và đưa vào sử dụng một cách rộng rãi. Con số này chắc chắn còn tăng lên. Đấy có thể nói là một kỉ lục mà từ trước đến giờ chưa có của nền vi sinh học thế giới. Và có thể nói đây cũng là xu thế của vắc xin trong tương lai. Tầm quan trọng của tốc độ đối phó với các tình huống bất định ngày càng trở lên được coi trọng. Theo một đánh giá của Mark Casey thì Covid-19 đã tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số lên sớm hơn 7 năm. Tất nhiên là con số này có thể gây tranh cãi. Có một số công ty đã đánh giá là Covid 19 đã tăng tốc chuyển đổi số lên 5 năm, nhưng mà Mark Casey thì đang đánh giá tốc độ này được đẩy lên 7 năm. Thực tế 5 năm hay 7 năm không quan trọng, quan trọng là thực tế Covid-19 đã đẩy nhanh sự tăng tốc thần kỳ của sự chuyển đổi số. Nó đưa chuyển đổi số vào trung tâm của quá trình thay đổi của tất cả các quốc gia và tất cả các tổ chức. Điều này cũng thể hiện rất rõ qua tốc độ thương mại của giao dịch điện tử. Nhìn vào đồ thị bên trái chúng ta thấy rằng năm 2019 tới năm 2020 tốc độ tăng trưởng giao dịch điện tử ở Việt Nam tăng 16%. Dự kiến từ nay đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng trung bình ở Việt Nam là 29%. Đây là đánh giá của Google Estimastic xuất bản năm 2020. Các bạn có thể lên trên mạng search thì các bạn sẽ tìm thấy báo cáo này. Tương tự như vậy ở các quốc gia khác trong khu vực, ví dụ như Indo, Malai đều có tốc độ tăng trưởng về thương mại điện tử rất cao trong vòng 5 năm tới. Chúng ta có thể thấy rõ là nó tạo ra vô vàn các cơ hội cho các doanh nghiệp biết chớp thời cơ và cơ hội.

27 : 06 - 28 : 30

Năm 2020 có thêm tới 40 triệu người dùng mới ở khu vực Đông Nam á. Với gần 5 năm thì có thêm 100 triệu người từ 2015 tới 2019. Tương tự như vậy đối tượng tiêu dùng Đông Nam Á cũng tăng một cách rộng rãi ở các khía cạnh. Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy các chỉ số về E-Commerce, về thương mại điện tử, online media, về tốc độ phát triển về khách hàng. Đặc biệt là tăng trưởng điện tử trong ngành giáo dục năm 2020 so với 2019 tăng 55%. Chúng ta chưa bao giờ được chứng kiến  tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy. Trên thực tế nếu như mà không có Covid thì chúng ta không thể nhìn thấy được tốc độ tăng trưởng đến như vậy.

28 : 30 - 30 : 00

Một thay đổi nữa trong giá trị sống và trong thị trường tiêu dùng. Các bạn có thể thấy là những quan tâm mới của các doanh nghiệp cũng như người dân về bền vững và bảo vệ môi trường. Trước đây một số doanh nghiệp sẽ nói rằng tôi chỉ tuân thủ các quy định về bền vững và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên rằng trong tương lai tôi tin rằng tính bền vững và sự thân thiện với môi trường sẽ trở thành nền tảng trong kinh doanh giống như là trách nhiệm với xã hội. Trước đây trong thời gian dài rất nhiều công ty nói rằng chúng ta có trách nhiệm với xã hội là bởi vì chúng ta muốn có một hình hành tốt trước công chúng. Chúng ta muốn đánh bóng hình ảnh của mình. Nhưng mà dần dần một số doanh nghiệp đã nhận ra rằng chính trách nhiệm xã hội thì các doanh nghiệp nên nhận thức và thực hiện một cách chân thành chứ không phải là thực hiện một cách trên danh nghĩa và hình thức. Tôi tin rằng những điều đã đúng với trách nhiệm xã hội trước đây thì cũng đúng với bền vững môi trường. Môi trường ở đây tôi muốn nói tới không chỉ có ý nghĩa về sinh học mà còn về giá trị kinh tế, về xã hội, về bất bình đẳng giàu nghèo. Những yếu tố này đặc biệt bộc lộ rất rõ trong đợt đại dịch vừa rồi.

30 : 01 - 31 : 30

Nhiều quốc gia thực hiện một cách có hệ thống ví dụ như là số hóa xây dựng chiến lược. Đó là điều quan trọng để xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài. Thứ hai nữa là trải qua giai đoạn vừa rồi chúng ta trải qua rất nhiều điều vô thường. Tôi vẫn thường hay nó vui với bạn bè rằng buổi sáng ngủ dậy thì hôm đó mình không hề biết rằng sẽ xảy ra chuyện gì. Tôi muốn nói về giai đoạn 3 tháng trời ở thành phố Hồ Chí Minh - tâm dịch của cả nước trong giai đoạn có nhiều ca nhiễm. Có ngày lên tới cả chục ngàn ca và tử vong lên tới hơn 300 người. Đúng là lúc đó chúng ta có thể dừng lại và nhìn lại mục đích của những việc chúng ta đang làm. Điều này nó là sự cảnh tỉnh của rất nhiều người. Con người nói chung nên đi tìm mục đích sống của mình. Dù có vai trò là nhân viên thì họ cũng muốn tìm nơi làm việc có mục đích sống. Nếu như nơi đó không có mục đích sống phù hợp với họ thì họ có thể sẽra đi. Và doanh nghiệp tất nhiên cần tạo ra lợi nhuận cũng như những lợi ích xã hội, và lợi ích cho nhân viên. hay nói cách khác đó là nếu như không làm việc có ý nghĩa thì sẽ rất khó để có được sự bền vững và sự phát triển trong tương lai.

31 : 31 - 33 : 00

Một điều nữa cũng là thay đổi quan trọng đó là dịch bệnh đến bất ngờ. Nó ập đến và lan với tốc độ rất nhanh. Tôi tin rằng trong tương lai tốc độ đáp ứng của các quốc gia, tổ chức cũng còn nhanh hơn rất nhiều. Đặc biệt khi nó càng trở nên gay gắt thì lại càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên tốc độ cũng vẫn cần phải bền vững. Chúng ta nhìn vào những năm 2007, 2008 khi mà nền kinh tế của chúng ta với một cấu trúc tương đối xộc xệch giống như là một cỗ xe tương đối xộc xệch nhưng mà bị đẩy đi với tốc độ quá nhanh. Nó có thấy bị đổ vỡ ở một số khâu. Do vậy đi nhanh nhưng mà phải bền vững thì sẽ tốt hơn. Điều này được thể hiện qua việc tái cấu trúc lại các tổ chức. Tốc độ không chỉ là để động cơ quay nhanh hơn, mà để thiết kế cho tổ chức vận hành hiệu quả và thông minh hơn. Và như tôi nói lúc trước đó là bền vững hơn nữa. Về xu hướng tiêu dùng thì tôi không phải là chuyên gia về tiêu dùng, nhưng mà là một chuyên gia của doanh nghiệp thì tôi có thể nhìn thấy là người tiêu dùng sẽ kỳ vọng về dịch vụ tiêu dùng sẽ an toàn hơn tiếp xúc ít hơn.  Và vẫn phải bền vững với môi trường. tất cả những thay đổi này, sự đáp ứng của từng tổ chức, doanh nghiệp, từng quốc gia cũng phải tương thích với nó.

33 : 01 - 35 : 31

Và cuối cùng với xu thế quan trọng nữa đó là tính bền vững và dẻo dai - resilience. Trong phần trên tôi nói tới bền vững và dẻo dai rồi nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại. Ở đây tôi muốn chia sẻ với các bạn một sáng kiến rất thú vị của chính phủ Thái Lan. Chắc các bạn cũng nghe nói tới công ty BCJ (33.15) làm trong lĩnh vực thương mại kinh doanh. Công ty tư vấn toàn cầu, nhưng mà công ty BCJ ở Thái Lan không liên quan tới công ty này. Đó là Bio-Economy. Chúng ta không phải nhìn đi đâu xa mà chỉ cần nhìn ngay sang nước láng giềng của mình. Do vậy chúng ta nghĩa là chúng ta có thể hoàn toàn bắt kịp được trong một thời gian không xa. Họ cũng đã có tầm nhìn. tương đối buồn là họ xa hơn chúng ta. trong đại dịch thì họ cũng có chiến lược quan trọng để đạt được tính bền vững và dẻo dai cho nền kinh tế. Và nó phù hợp với các xu thế chung của toàn cầu. Đó là những xu thế chung của toàn cầu mà các bạn có thể nhìn thấy. Tôi chỉ muốn điểm lại để chúng ta cùng nhau có một cái nền để tiếp tục thảo luận trong phần sau. Mặc dù là chúng ta có thể tăng tốc nhưng chúng ta không được phép quên một số xu thế đã được định hình từ trước, bất kể là dịch Covid 19 có xảy ra hay không. Chúng ta đã nhìn thấy tự động hóa và robot hoá đã xảy ra rất nhanh trong giai đoạn trước Covid 19. Tình trạng Trung Quốc + 1 và vai trò của những thị trường lân cận với Trung Quốc cộng 1 đóng một vai trò rất quan trọng. Biến đổi khí hậu nó là một thực tế. Nó đe doạ cuộc sống của hàng trăm triệu người dân trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong hàng trăm nước chịu sự tác động của biến đổi khí hậu. Đã phải chuyển sang sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sạch chứ không phải là năng lượng đen, năng lượng nâu nữa. Chúng ta nhìn thấy quá trình đô thị hóa xảy ra một cách mãnh liệt. Và đô thị trở thành động lực tăng trưởng của rất nhiều quốc gia. Tôi tin chắc chắn rằng đô thị cũng sẽ là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai.

Chia sẻ bài này

Cấu trúc buổi chia sẻ

Đăng ký ở đây nhận ngay thông báo

Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.