img

Session 24: HIỂU VỀ SỰ DO CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Recapped by: Dentsu Redder |

Diễn giả:

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng

Liên quan tới chủ đề của buổi chia sẻ sắp tới cô Phương đã từng cho rằng: "Thời nào vấn đề phụ nữ cũng quan trọng, có điều người ta có hiểu hết hay không tầm quan trọng của vấn đề. Đầu thế kỷ XXI, không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng ảo tưởng là cuộc đấu tranh nữ quyền không còn cần thiết nữa.
img img img
Chọn kênh nghe podcast:

Liên quan tới chủ đề của buổi chia sẻ sắp tới cô Phương đã từng cho rằng: "Thời nào vấn đề phụ nữ cũng quan trọng, có điều người ta có hiểu hết hay không tầm quan trọng của vấn đề. Đầu thế kỷ XXI, không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng ảo tưởng là cuộc đấu tranh nữ quyền không còn cần thiết nữa. Rõ ràng, so với thế hệ trước, phụ nữ bây giờ đã rất tiến bộ, được hưởng thụ rất nhiều từ phát triển xã hội, công nghệ... Nhưng thực ra, chưa bao giờ vấn đề phụ nữ được nhìn nhận một cách đúng mức, thấu đáo như nó đáng phải được nhìn nhận.

Transcript

1 Ngôn ngữ

00 : 38 - 01 : 54

Hôm nay host không được hỏi nhiều mà dành thời gian đặt câu hỏi cho các bạn. Cũng chia sẻ với mọi người là, trước giờ có nói chuyện với cô thì thấy cô là người rất quan tâm tới lịch sử phụ nữ. Thì trước giờ cô cũng chia sẻ là đây là một chủ đề rất đặc biệt vì là lần đầu tiên cô đồng ý nói cũng như chia sẻ những góc nhìn về sự tự do của người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Cô chia sẻ là trước đây cô chủ yếu nói về quá khứ, vì lịch sử mình vừa có thông tin, sự kiện và cả những quan điểm. Cô là một tiến sĩ lịch sử, nhưng mà hôm nay có sẽ nói về phụ nữ Việt Nam hiện đại. Và nghe có trình bày một vài gạch đầu dòng để thấy vài góc nhìn về phụ nữ Việt Nam mình thì Hùng cũng khá là tham lam. Lúc đầu là định chia sẻ không có slide cô nhỉ?

01 : 55 - 03 : 01

Thì mình mới bảo cô ơi chắc mình phải dẫn chút quá khứ vì mình sẽ tìm được rất nhiều câu trả lời từ quá khứ và rõ ràng nó có liên quan rất là sâu sắc đến những quan điểm và nỗi sợ không dám vượt ra khỏi cái sự tự do bởi những quan điểm quá khứ. Em nghĩ là mình sẽ tốn nhiều thời gian hơn những gì mình đã định trước. Vì em có thấy cô thêm vào vài phần trên slide và sau đó em dựa trên những phần cô chia sẻ để hỏi sâu để mình tạo ra một vài góc nhìn phản biện thử xem. Và theo đúng ý cô là em sẽ dành thời gian cho các bạn đặt câu hỏi và cô sẽ chia sẻ. Dạ rồi em mời cô ạ.

03 : 02 - 35 : 49

Trước hết cô xin chân thành cảm ơn anh Hùng và ban tổ chức đã tạo nên diễn đàn này. Trước có trao đổi với anh Hùng tôi có nói là trước giờ là nói chuyện về quá khứ chưa bao giờ nói chuyện hiện tại. Nhưng có một đơn vị đi trước các bạn là cách đây mấy hôm là họ có nhờ tôi là chuyện hiện tại và lúc đó tôi hoàn toàn là nói chuyện tự do. Hỏi và trả lời và tôi không chuẩn bị trước gì hết cả. Tuy nhiên là lần này bạn có tập hợp câu hỏi trước thì sau khi đọc tập hợp câu hỏi của các bạn thì anh Hùng nói đúng. Đó là phải nói một chút quá khứ thậm chí là nhiều chút, đương nhiên chúng ta nói khôn đủ được vì chủ đề hôm nay cũng không phải về quá khứ. Nhưng tôi muốn nói về quá khứ là vì suy nghĩ của chúng ta về hiện tại nó đa chiều, nhiều kiểu, nhiều cách nhìn và một số cách nhìn là do chúng ta có cách nhìn chưa thật sự là đầy đủ về quá khứ và nhiều khi còn bị ngộ nhận về quá khứ. Mà quá khứ ảnh hưởng tới hiện tại, đặc biệt là với phụ nữ và không chỉ riêng Việt Nam đâu, phụ nữ nước nào cũng bị giơ quá khứ ra hù dọa hết đó. Thành ra chúng ta tỉnh táo trước hù dọa thì cần biết hơn một chút xíu. Trước hết tôi muốn nói về một số khái niệm mà nó quan trọng cho buổi ngày hôm nay. Tôi hoàn toàn tuân thủ theo ban tổ chức, ban tổ chức bảo như nào tôi làm như thế. Nhưng tôi nghĩ khi các bạn dùng từ phụ nữ hiện đại á thì tôi cần nói rõ về cái đó đã. Trước hết tiếng Việt không phân biệt số ít và số nhiều. Tiếng Việt khi mà nói phụ nữ thì ta không hiểu là đang nói toàn thể phụ nữ hay một người phụ nữ. Do đó người Việt khi nói phụ nữ thì được hiểu là toàn thể phụ nữ, thì cái đó rất là nguy hiểm. Vì trong nghiên cứu giới hay nghiên cứu phụ nữ thì người ta rất coi trọng điều đó, đó là một tiến bộ đáng kể khi người ta nghiên cứu phụ nữ. Hễ nói đến phụ nữ thì người ta cũng nói số ít vậy đó. Tiếng Pháp, tiếng Anh thì nó có phân biệt số ít, số nhiều nhưng ban đầu nó cũng nói số ít để nói người phụ nữ để mọi người phụ nữ trên đời này đều như thế. Nhưng thật ra họ luôn luôn dùng từ phụ nữ đó ở số nhiều, nghĩa là phụ nữ có nhiều người và hễ có nhiều người thì nhưng người đó khác biệt nhau. Nên tôi muốn lưu ý là khi chúng ta nói phụ nữ thì chúng ta nên hiểu nó ở số nhiều. Cái thứ hai các bạn nói phụ nữ hiện đại thì tôi sẽ thích nó hơn là phụ nữ thời hiện đại. Bởi vì khi nói phụ nữ hiện đại thì như thể là có một mẫu người phụ nữ hiện đại rồi có một mẫu người phụ nữ không hiện đại, truyền thống hơn vậy đó. Thì thật ra là nó không có, xưa cũng không có mà nay cũng không có. Tức là tất cả những người sống ở thời hiện đại này thì thứ nhất là họ thuộc nhiều thế hệ khác nhau, mà khi họ thuộc nhiều thế hệ thì họ có những suy nghĩ khác nhau, trải nghiệm, tầng lớp xã hội, tính tình, giáo dục khác nhau. Nghĩa là không có ai giống ai hết thành ra là không có mẫu người phụ nữ nào là mẫu người phụ nữ truyền thống hay hiện đại hết. Nên khi các bạn dùng từ phụ nữ hiện đại thì nên hiểu nó theo nghĩa người phụ nữ thời nay và tất nhiên chúng ta đang nói về phụ nữ Việt Nam rồi. Thời nay thì tất nhiên học không sống như thời xưa đc. Thời xưa họ cũng không sống giống nhau, người phụ nữ thời Hai Bà Trưng không sống giống người phụ nữ thời Lý, cũng không có giống người phụ nữ thời Lê, Nguyễn. Nhưng có một điều chắc chắn rằng phụ nữ thời nay đa dạng hơn phụ nữ truyền thống nhiều. Bởi vì xã hội thời nay nó đa dạng hơn xã hội thời xưa. Thành ra trong một xã hội đa dạng có nhiều khác biệt thì phụ nữ họ khác biệt hơn trước nhiều. Và cũng lưu ý là truyền thống nó không bao giờ bất biến, nó hình thành 1 lần mà nó cứ như thế hoài. Cho đến khi người ta gọi là bước ngoặt lịch sử nào đó như trước năm 45 hay trước năm 54, 75 thì nó khác chứ không bao giờ có chuyện như vậy trong đời thường hết á. Cho nên truyền thống luôn luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Ngay bản thân truyền thống cũng nên hiểu nó ở số nhiều và hiểu nó động đừng hiểu nó tĩnh. Thế bâu giờ để tự do, tự do là một yêu cầu căn bản của con người, con vật cũng vậy nhưng mà con người có nhu cầu đó mạnh mẽ hơn vì con người có ý thức. Thế nhu cầu là gì? Nhu cầu là cái tôi cần, cái người ta gọi là nhu cầu cao cơ bản là cái tôi cần để sống còn và tồn tại, nếu tôi không thỏa mãn được cái đó thì tôi không sống được hoặc là sống không bằng chết. Thì ông Maslow có xây dựng một cái tháp gọi là tháp nhu cầu và đến hiện tại chưa ai phủ định nó tuy nhiên người ta có thể hiểu nó một cách tinh tế hơn. Nhu cầu nó đi từ những nhu cầu thể lý tức là ăn, ngủ, thở, mình chỉ cần ép mình không thở trong một khoảng thời gian ngắn thôi là mình không thở được nữa rồi. Thì đó là những nhu cầu căn bản nhất. Nhưng khi mình thỏa mãn các căn bản rồi thì mình lại muốn cái cao hơn. Nhưng mà rất nhiều người cái nhu cầu ở tầng thấp hay căn bản đó thì họ cần ở mức tối thiểu thôi còn nhu cầu ở tầng cao thì họ cần nó rất mãnh liệt. Cho nên nó cũng khác biệt nữa và tùy theo con người chứ không ai giống ai hết. Thì cái nhu cầu mà gọi là tự do đó thì nó nằm trên đỉnh tháp, tức là mức cao. Thì tự do nó có nhiều mức tự do. Mình sống với gia đình, cha mẹ hay con cái, là những người sống 24/24 với nhau nên khi mình không hiểu nó nhu cầu của từng thành viên trong gia đình thì mình không biết cách giúp mỗi người đáp ứng hay thỏa mãn nhu cầu của họ. Nhu cầu căn bản đó thì thường nó phải được cảm nhận từ bên trong, nó khác với các ham muốn do các tác động bên ngoài. Thì có một câu hỏi rất lớn là nhu cầu có giáo dục được hay không? Thì thật ra nhu cầu có thể giáo dục được nhưng mà bản thân con người mình đang nói đến thì họ phải ý thức được điều đó. Họ phải thay đổi nhu cầu của họ nếu như họ muốn hoặc bạn tác động họ mạnh đến mức họ thay đổi nhu cầu. Vậy quay lại tự do là gì? Có phải tự do là muốn làm gì thì làm? Thì chắc bạn cũng hiểu ra là nó không phải vậy. Muốn làm gì thì làm gọi là hoang dã, thỏa mãn bản năng một cách hoang dã. Mà ngay cả thú rừng nó cũng không phải thích làm gì thì làm đâu. Nó biết là khi trời mưa nó phải làm sao, khi trời nắng nó phải làm sao, nó cũng bị điều khiển và thích ứng với môi trường nó sống. cho nên động vật hoang dã còn không phải muốn làm gì thì làm huống chi là con người sống trong xã hội. Tôi xin đưa ra một số câu hỏi để xem chúng ta đang hình dung tự do ở mức độ nào? Mức độ cơ bản nhất là mình không bị cản trở trong những nhu cầu cơ bản của mình, ví dụ người bị mất tự do là người bị người ta bỏ tù chẳng hạn thì không phải là mình đi đâu thì đi hay muốn làm gì thì làm mà chỉ được đi trong phạm vi nhà giam đó thôi. Nhưng chỉ gọi là được tự do đi lại thì đã ở mức sướng chưa? Chưa sướng đúng không, đó mới là cơ bản thân. Vậy thì mình được định đâu mới là nhu cầu của mình và quyết định dùng cách nào để thỏa mãn nhu cầu đó thì mình đều được tự quyết định hết, ở đâu hay thời gian nào mình đều được tự sắp xếp hết và lúc đó mình cảm thấy mình tự do hơn đúng không. Nếu các bạn có bạn nào dạy trẻ em đó thì bố mẹ thường hay nói với đứa trẻ là con đói bụng giờ này con phải ăn. Nó nói nhưng mà con không đóivà con không muốn ăn. Thì cái muốn đó là cái nhu cầu đó. Lúc nhỏ thì nó bị hạn chế vì khi nó không muốn ăn cũng bảo nó ăn, lúc nó không muốn ngủ người ta cũng bảo nó ngủ. Thì trẻ em là người ít được tự do hơn là người được xác định đâu là nhu cầu của mình và quyết định nó lúc nào với ai,... Và nhu cầu nó sẽ cao hơn là thảo mãn các nhu cầu thể lý thì còn các nhu cầu bận trên  bậc trên, bận trên. Và bậc cao nhất là muốn sáng tạo  hay nói cách khác là thực hiện phiên bản mà mình muốn của mình. Thực hiện bản thân là gì? Là sống theo những giá trị cốt lõi mà mình cho là đúng, là quan trọng nhất với mình. Khi nào mà mình sống theo giá trị đó, mình xác định đó là giá trị của mình và sống được theo các giá trị đó thì lúc đó mình mới thấy tự do. Điều kiện được sống tự do đó là cái gì? Thì đó là cái phải suy nghĩ. Phụ nữ cũng như nam giới, tự do của phụ cũng không khác gì tự do của nam giới hết. Tự do và hạnh phúc là những thứ mà nó trừu tượng và không đếm được bằng đơn vị đo lường, Giả sử mình có 1 cái iphone thì mình có một, mình thích có 2 thì có hai thi đấy là mình đếm được. Còn tự do thì tự do ít, vừa vừa, khá thì không ai đếm được hết. Nhưng mà với những câu hỏi tôi đưa ra thì thấy được mức tự do thì người thấy mức độ thỏa mãn đến đâu. Và mức độ tự do cao nhất là mình tự xác định được nhu cầu bậc cao của mình và các điều kiện thỏa mãn nó. Tự do đi liền với hạnh phúc, vậy thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc không phải là không có đau khổ bất hạnh. Khi không có đau khổ bất janh mà người ta cảm thấy hạnh phúc là người ta tu rất lâu rồi đó, tức là người ta ở cái mức mà người ta trải qua rất nhiều đau khổ bất hạnh và bây giờ không có đau khổ bất hạnh là tôi hạnh phúc rồi nhưng mà thật ra có thể người ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi người ta vừa vượt qua đau khổ bất hạnh. Hoặc người ta thấy tự do khi người ta tự hạn chế mức tự do của mình. Ví dụ những người là cách mạng thì người ta thà ở tù còn hơn làm ngược lại với những chính kiến của người ta khi đó người ta thấy tự do hơn là những người ở ngoài đời. Tự do và hạnh phúc là theo hướng trừu tượng nên hơi khó xác định. Nhưng mà ai cũng cảm nhận được nó hết. Cái tự do thì người ta có thể cảm nhận không được đúng lắm nếu người ta không phân ra theo mức độ cũng như người ta cảm nhận thấy ahjnh phúc nhưng thật ra cái hạnh phúc đó giả tạo là khi người ta không phân biệt được nó với những mức độ thấp hơn như là sự hài lòng hay niềm vui. Mình chỉ cảm thấy hạnh phúc bởi những cái từ bên trong mình hay người ta gọi là giá trị cốt lõi của mình. Đấy là những khái niệm chúng ta cần để xem người phụ nữ muốn tự do thì cần những cái gì? Bây giờ các bạn hay nói là người phụ nữ mà tự do quá thì có đi ngược lại với truyền thống của người Việt Nam không? Làm như thể là truyền thống bắt mình không được tự do vậy á. Và như là người phụ nữ hiện đại tự do và người phụ nữ ngày xưa không được tự vậy đó. Thì tôi sẽ đưa ra một số thông tin để các bạn hình dung về chuyện đó. Ví dụ người ta thường hình dung thời gian là một mũi tên nằm ngang. Hiện tại là tôi đứng ở đâu đâu trên mũi tên đó. Cái đầu mũi tên hướng về đó là hướng tương lai và đầu đằng kia là quá khứ và tôi đứng ở đâu đó giữa chừng. Và bay giờ chúng ta dựng đứng mũi tên đó lên và chúng ta sẽ được một cái cây. Trên cái cây này là tôi hình dung những sự kiện quan trọng của văn hóa Việt Nam. Cái mà các bạn kêu là truyền thống văn hóa một cách chung chung đó nó không bất biến mà nó thay đổi theo chiều dài lịch sử. Tôi để bên trái cái cây này những gì thuộc về chính trị lịch sử tức là có một thời bắc trị kéo dài 1 ngàn năm. vậy nếu nói thời Bắc thuộc tức là có thời trước Bắc thuộc tức là trước khi nhà Tần, nhà Hán đến xâm lược Việt Nam. Nếu tối để bên phải những cái gọi là tín ngưỡng, niềm tin, giá trị, tất cả những cái thuộc về tâm linh, giá trị tinh thần. Thì tôi có trước Bắc thuộc đã có Phật giáo du nhập Việt Nam theo con đường giao thương hòa bình của Ấn độ. Sau đó chúng co thời kì Bắc thuộc hơn 1 ngàn năm và chúng ta có một số triều đại ngắn như Ngô, Đinh, Lê, 3 triều đại trong một thế kỉ X. Chúng ta có 2 thời đại dài hơn là Lý, Trần mỗi thời đại kéo dài 2 thế kỉ. Thì suốt thời kì Bắc thuộc và Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần đó có một điểm chung là chúng ta có cả Nho, Phật, Lão song song và cung tồn tại ảnh hưởng đén con người và văn hóa Việt Nam. Chỉ có thời Lê-Nguyễn, từ thế kỉ 15 khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến giữa thê kỉ 19 khi nhà Nguyễn để mất nước vào tay thực dân Pháp thì trong còng 4 thế kỉ rưỡi đó chúng ta có cái gọi là Độc tôn tống nho. Độc tôn tống nho có nghĩa là chỉ học nho giáo và thi ho giáo. Nho giáo được coi là tri thức hệ chính thống của quốc gia. Và sau đó thời Pháp thuộc, chúng ta bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương tây mà thực ra nó không phải bắt đầu từ thời kì Pháp thuộc giữa thế kỉ 19 mà nó bị ảnh hưởng từ thế kỉ 16 khi Thiên chúa giáo vào Việt Nam và nhà buôn phương Tây hộ cũng vào buôn tại Việt Nam. Việt Nam đã có những thương cảng quốc tế lớn, cái thời mà mình phố Hiến ở Hưng Yên và Hội An. Nếu bây giờ tôi đếm một cách hệp đi là từ thế kỉ 17 đi thì 17, 18, 19, 20 và bây giờ chúng ta ở thế kỉ 21 thì chúng ta đã có hơn 4 thế kỉ đang chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây. Và trong xã họi mà chúng ta sống ngày nay thì ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây nhiều không? Thật ra là rất nhiều. Cái chữ quốc ngữ mà chúng ta sử dụng là đến từ phương tây. Chữ viết đó còn đương nhiên tiếng nói thì chúng ta có lâu rồi. Điện, internet hay ngay cả trang phục ngày hôm nay chúng ta mặc cũng là từ phương tây. Nhưng mà cái kì cục ở trong não người người Việt Nam, tôi nói là kì cục nhưng mà ở góc độ lịch sử tôi giải thích được. Nhưng mà hiện trạng mà ai cũng nhận xét như tôi và người phụ nữ rất bị dọa bởi cái này. Đó là cứ mỗi lần nói tới trung hiếu, tiết, nghĩa, luân thường đạo lý tam cương ngũ thường đều là đến từ Tống nho hết. Thật ra nho giáo mỗi thời có khác nhua một chút, nho giáo đời nhà Tống là rất giản lược để đi thi, tức là tam cương ngũ thường là có 5 điều phải thuộc đó. Nói đến điều đó chúng ta cảm giác đụng đến cội nguồn văn hóa của mình và mình giũ bỏ nó là mình đi ngược lại truyền thống chăng giông như mình đụng đến ban thờ tổ tiên ông bà mình vậy đó. Nhưng mà thật ra độc tôn tống nho có 4 thứ kị mà thôi. Và nếu chúng ta nhìn kĩ sơ đồ này một chút thì trong 4 thế kỉ này gọi là độc tôn chứ thật ra chử độc tôn ở trường lớp, ở thi còn ngoài trường lớp, thi cử ra Nho Phật Lão nó vẫn còn nguyên ở đó và cái gì đó trước Phật giáo nữa và ở phương tây nó cũng có trước thế kỉ 17 mà. Cho nên là Độc tôn tống nho bị thách thức bởi rất nhiều đối trọng khác. Nhưng mà thời gian ngang ngửa như nhau thế mà những khái niệm thuộc về phương tây như là bình đẳng giới, tự do, hạnh phúc, dân chủ là những khái niệm mà chúng ta cảm thấy rất quý giá. Hạnh phúc cá nhân đó chứ còn hạnh phúc trước đây chúng ta không nói tới mà chúng ta nói tới cái gọi là an lạc. Thành ra chúng ta sống quánhiều với những giá trị đó chúng ta sợ mất gốc, sợ trái với truyền thống. Thì tôi cũng chỉ muốn lấy cái cây này để nói, tất nhiên là nó cũng có giai đoạn hiện đại là có thêm chủ nghĩa Mác-Lênin thì cũng là đến tư phương Tây nha chứ không phải từ phương Đông đâu ạ. Còn gì nữa không? Thật ra nó còn cái quan trọng nhất mà chúng ta không có biết. Cái phần tôi vừa chỉ ra cho các bạn thật ra các bạn biết hết rồi và tôi chỉ nhắc lại thôi. Và cái này mới là cái chúng ta ít biết, đó là có cái gì ở dưới đất, cái gốc rễ đó hay là thời xa xôi trước Bắc thuộc đó thì nó có cái gì? thì chúng ta ít biết, vậy có mất gốc thì là do không biết cái gốc rễ này. Cái gốc rễ này gọi là gì? Các nhà khoa học gọi nó la văn mình Đông Nam Á. Tức là một nền văn hóa khác Ấn Độ, Trung Hoa và nó tồn tại riêng như một thực thể khác. Và đó mới là cội nguồn, gốc rễ. vậy chúng ta biết gì về nó? Gần như không biết gì, vậy chúng ta mất gốc là tại cái này chứ không phải là còn tam tòng tứ đức không. Vậy văn hóa Đông Nam Á nó có cái gì? Nó có sự tồn tại kéo dài của mẫu hệ, nó có một huyền thoại con rồng cháu tiên mà ai cũng biết hết nhưng mà rất nhiều người không hiểu nó nói gì. Dễ hiểu hơn là nó có văn minh lúa nước. Văn minh lúa nước thì nó có khác biệt gì? Bây giờ các bạn tưởng tượng có một cánh đồng lúa mì thì nó khác với đồng lúa nước của mình. Trồng lúa mì thì nó ít tốn công hơn là trồng lúa nước rất rất nhiều. Mà cái văn hóa lúa mì đó thì Trung Hoa thuộc về văn hóa nào? Văn hóa Trung Hoa cũng giống mình là cũng có nhiều cội nguồn nhưng mà cái nơi được coi là cái nôi sinh thành văn hóa Trung Hoa, cũng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam vậy á là từ cái nôi sông Hoàng Hà. Lưu vực sông Hoàng Hà thì người ta trồng lúa mì cho nên Trung Hoa ăn mì sợi, bánh bao, Châu Âu thì ăn bánh mì là văn hóa khác nhau nhưng mà nó đến từ một nguyên liệu giống nhau là lúa mi. Còn mình ăn gì? Đương nhiên bây giờ mình cũng ăn bánh mì thì đó là du nhập từ phương Tây.Còn cuội nguồn ngàn năm mình ăn gì? Mình ăn cơm và khi người ta trồng lúa nước thì nhân lực phụ nữ và trẻ em không bao giờ gạt ra ngoái sản xuất được. Và có những việc chuyên trách của phụ nữ như cấy lúa. Chính văn mình lúa nước đó làm cho nhân lực phụ nữ không bao giờ bị gạt ra khỏi sản xuất và vì thế ngươi phụ nữ có một vị thế quan trọng trong xã hội cũng như trong tín ngưỡng. Cho nên nó là đa thần giáo và nó có nhiều nữ thần, và cũng là một đặc trưng của văn hóa Đông Nam Á mà các nhà khoa học đã làm rõ là nó có sự bình đẳng hơn so với hai giới. Và cái bất lợi của người Việt Nam là chúng ta không có chữ viết cho nên văn hóa lâu đời đó chúng ta lưu trữ bằng văn học truyền khẩu. Và truyền miệng thì nó dễ bị thay đổi và quan trọng hơn là người ta coi nó không đáng tin cậy bằng tài liệu văn bản. Người ta mất gốc cũng vì người ta không thuộc ca dao, tục ngữ và có thuộc cũng coi nó không quan trọng trong khi nó chứa đựng giá trị văn hóa của gốc rễ mình. Một cái nữa là văn hóa biển, một đất nước mà có một bờ biển dài như Việt Nam, đương nhiên không phảu ngay từ đầu nó đã được như thế, tuy nhiên nó cũng được như thế hàng trăm năm rồi. Thì nó cũng có cái văn hóa biển mà chúng ta không hiểu biết đầy đủ. Thì tất cả điều đó làm ảnh hưởng tới cách ta hiểu về phụ nữ và quan hệ giữa nữ giới và nam giới. Thì nữ giới trong văn hóa Đông nam Á có một điều mà chắc các bạn khá ngạc nhiên nhưng nó là sự thật làxã hội Đông Nam Á rất phóng khoáng trong chuyện tình yêu, tình dục, hôn nhân. Cực kì phóng khoáng luôn. Thì cái đó nó thể hiện trong văn hóa Ấn độ nhưng mà trong văn hóa Đông Nam Á rõ hơn. Trong Tháp Tràng những cái người ta gọi là Yoni và Linga là gì? Đó là bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Nó được biến thành tượng thờ và trở thành đối tượng thờ cúng tín ngưỡng. Tại sao? tại vì nó là nền văn mình nông nghiệp và trong văn hóa đó có một tín ngưỡng gọi là tín ngưỡng phồn thực. Tức là người ta cầu để cho sinh sôi nảy nở được phong phú thì trồng lúa mong lúa nhiều hạt, trồng cây mong nhiều trái vậy đó. Cho nên nó là một đặc điểm mà nó xuyên suốt Việt Nam. Nếu như bạn nào tò mò thì một nhà sử học Tạ Trí Đại Trường đã viết nguyên một cuốn sách đặt tên là Sex và triều đại, để nói về vai trò của phụ nữ và tình yêu, tình dục trong lịch sử Việt Nam. Trước giờ người ta vẫn tụng kinh cho các bạn là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam là đoan trang, khép nép rồi kín đáo thì hãy biết nghi ngờ. Cái điều thứ hai là phụ nữ rất tích cực trong sản xuất nong nghiệp trong buôn bán mà không chỉ là buôn bán nhỏ, nếu các bạn thuộc ca dao thì các bạn sẽ biết nười phụ nữ buôn bè, đi buôn giữa miền xuôi và miền ngược, đều là cái nghề của người phụ nữ từ xưa. Chỉ thiếu một cái thôi đó là trong công nghiệp thì công nghiệp là cái khi chúng ta tipế xúc phương tây, sản xuất công nghiệp khi đó mới là cái gì đại trà trong xã hội. Trước đó nó có nhưng chủ yếu là để phục vụ tín ngưỡng và quân đội thôi. do đó những đức tính của phụ nữ lại là tích cực, chủ động, trách nghiệm và tôi gọi là quyền năng mà trong tiếng anh gọi là powerful đó. Vì sức mạnh người phụ nữ là do năng lực làm được điều này làm được điều kia chứ không phải quyền lực chính trị mà có. Vậy quan hệ nam nữ ở trong xã hội Đông Nam Á là quan hệ bổ sung thay vì quan hệ đối lập. Tức là nam và nữ đều có vai trò nhưng bổ sung hợp tác. Đặc trưng cho cái này là câu đồng vợ đồng chồng tác biển Đông cũng cạn đó. Các bạn biết tác là gì không? tác là dùng một công cụ mà mỗi lần lấy được rất ít nước, nghĩa là làm một việc gian lao lấy cái gầu mà tác cả một biển Đông mênh mông nếu như có sự đồng vợ đồng chồng. Thì đồng vợ đồgn chồng mà các bạn không hiểu đó là bình đẳng thì các bạn hiểu nó là gì. Và riêng Việt Nam thì còn có chiến tranh kéo dài, khởi nghĩa nông dân, đe điều và cả một quá trình khẩn quan và sống một cuộc sống lưu dân trong quá trình Nam tiến. Tất cả điều đó đều thuậ lợi cho việc phát huy vai trò chủ động của người phụ nữ kể cả trong gia đình và ngoài xã hội. Cho nên nó mới lưu giữ được những giá trị từ cội nguồn đó.

Chia sẻ bài này

Cấu trúc buổi chia sẻ

Đăng ký ở đây nhận ngay thông báo

Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.