img

Session 23: How To Build Long-Lasting And Meaningful Relationships

Recapped by: Dentsu Redder |

Diễn giả:

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Phi Yên

Phần lớn những sự việc bất đắc ý xảy ra trong cuộc sống, đánh gục chúng ta khi chúng ta chưa hiểu rõ mình. Câu chuyện hiểu ro chính bản thân không gì xa lạ, nhưng cực kỳ quan trọng để đưa chúng ta đến với những quyết định mà ở đó, chúng ta sống được và vượt qua những tổn thương.
img img img
Chọn kênh nghe podcast:

Phần lớn những sự việc bất đắc ý xảy ra trong cuộc sống, đánh gục chúng ta khi chúng ta chưa hiểu rõ mình. Câu chuyện hiểu ro chính bản thân không gì xa lạ, nhưng cực kỳ quan trọng để đưa chúng ta đến với những quyết định mà ở đó, chúng ta sống được và vượt qua những tổn thương.

Trưởng thành, là có những cuộc đối thoại với bản thân và những người xung quanh, để hiểu được mình, hiểu được vũ trụ xung quanh mình và từ đó hiểu mình sâu sắc hơn để hình thành và phát triển bản thân một cách tích cực nhất.

Thông qua sự chia sẻ của chuyên gia tâm lý Hà Thành và cuộc đối thoại của chị và anh Hùng Võ, một góc nhìn từ lăng kính bản thân và những khía cạnh để hiểu rõ chính mình, những suy niệm sâu sắc đâm chồi.

 

Transcript

1 Ngôn ngữ

00 : 30 - 01 : 51

Em muốn bắt đầu mình thử đoán về đối tượng ngày hôm nay. Nếu một ai đó đang trong mối quan hệ rất hạnh phúc chắc họ sẽ không có nhu cầu thiết yếu về buổi hôm nay. Em rất thích phần đặt vấn đề của chị. Có lẽ người đến hôm nay đã trải qua 1 mối quan hệ có nhiều tổn thương, đau thương, nuối tiếc, nhưng họ vẫn lạc quan, mong muốn tìm được câu trả lời để có thể duy trì mối quan hệ tốt của họ hoặc mối quan hệ tốt hơn trong tương lai. Vì nếu một người nào đó cảm thấy hơi tuyệt vọng, họ tin rằng họ không thể tìm được mối quan hệ nào ý nghĩa trong đời thì chắc họ sẽ không tham gia chủ đề này. Câu hỏi đầu tiên em muốn đặt cho chị là tại sao mình có nhận định như thế này? Số người hạnh phúc trong mối quan hệ là sốt ít hay số nhiều, cụ thể bao nhiêu phần trăm?

01 : 52 - 06 : 30

Cám ơn phần mở đầu của Hùng, ngay lập tức mình đánh giá chung hiện trạng và xem là cuộc nói chuyện của chúng ta ngày hôm nay cần tới mức nào. Yên không phải là tiến sĩ tâm lý mình đã lấy bằng thạc sĩ tâm lý lâm sàn, trước đó mình là bác sĩ và tiến sĩ của mình là thuộc về di truyền y học. Để đi trong ngành độ kĩ thuật cao như vậy thì Yên thấy suốt những năm học y khoa ở Việt Nam, sau đó học thạc sĩ tiến sĩ ở Pháp, gánh nắng của công việc đè lên vai người trẻ. Mình năng động thì mình sẽ nắm những thử thách quá sức của mình sau đó mình chạy theo. Chỉ cần qua khỏi ngưỡng cấp 3, vào đại học thì hoocmon mình thay đổi. Tuy rất bận, ba đầu sáu tay không đám ứng những nhu cầu của môi trường xung quanh nhưng không thể không yêu được. Lúc yêu vui nhưng mất thời gian. Lúc thất tình thì không thể có tâm trí để làm việc, học hành. Mình cứ vật lộn suốt những tháng năm tuổi trẻ của mình. Khi đó, mình cũng giống như tất cả mọi người, thấy bạn bè ai cũng như thế. Riêng bản thân mình, mình càng ngày càng đi sâu vào những câu chuyện rắc rối đến nỗi có lúc công việc học hành đang cực kì căng thẳng, là tiến sĩ năm 3, Yên đã nghĩ chắc mình phải bỏ học, bỏ hết mọi thứ vì không còn sức để làm việc nữa. Mình xin phép cô giáo cho em bỏ việc, hoặc cho em nghỉ 2 tháng để em tìm cách vá trái tim của mình lại chứ không em làm việc không nổi. Đó là câu chuyện của mình năm hai mươi mấy tuổi. Về sau, lúc đã làm nhà tâm lý rồi, Yên quý một nhà tâm lý người Canada tên là Guy Corneau. Ông ấy nằm trong trị liệu cặp đôi đã mấy chục năm. Ngày mình mở được quyển sách của ông có tên là “Tình yêu hạnh phúc có tồn tại?” thì một trời vỡ ra, tại sao tất cả những điều này xung quanh mình có, nhưng lúc đó mình không hiểu đằng sau có cả một hậu trường bi kịch như vậy. Chính quyển sách đó cho mình quyết tâm bước vào ngành tâm lý. Những câu chuyện này cần được tìm hiểu nhiều hơn vì chúng ta sinh ra lớn lên được nhà trường dạy cần phải làm bài tập. Riêng chuyện tương tác với con người thì ai dạy? Mà nó là việc căng thẳng nhất của cả cuộc đời. Mình không có hướng dẫn sử dụng về mặt đó, nên chúng ta làm sai hoài, không nhận được điều mình muốn. Khuôn mặt xã giao bên ngoài chúng ta có thể rất tươi cười, nhưng trong lòng héo úa, đau khổ, đêm qua mới khóc, không được… Yên tin phải hơn 90%. Khoảng 10% còn lại đang không có những lo âu, bối rối về mặt mối quan hệ thì thật ra giai đoạn này họ hên. Trừ khi chúng ta nhìn được nguyên lý và biết cách ứng xử với chính mình, sống với người khác tuyệt vời nhất, người có chắc là đến level giác ngộ rồi. Cho nên, chủ để tình yêu và mối quan hệ có rất nhiều người quan tâm và đến từ mọi độ tuổi. Yên đoán các bạn đang xem chương trình này này hẳn là các mối quan hệ của các bạn cũng không phải tối ưu. Hùng thấy mình không đoán mò, mình cũng không làm cái gì mạo hiểm cả.

06 : 31 - 07 : 03

Em sợ những người đến đây vì mục đích học hỏi, họ chưa thấy mối quan hệ của họ có vấn đề gì, khi nghe mình nói xong, họ phát hiện ra là có vấn đề. Trước khi đi vào định nghĩa em muốn hỏi tự đề của cuốn sách “Tình yêu hạnh phúc có tồn tại?”. Vậy cuốn sách có trả lời là có tồn tại hay không vậy chị?

07 : 04 - 08 : 29

Người làm quyển sách đó nhiều năm họ làm workshop cho các cặp đôi, không phải chỉ những cặp đôi có vấn đề. Bất kì khi nào ông ấy hỏi ai trong số chúng ta biết có một cặp trong đời hạnh phúc thì số người dơ lên cũng khá là đông, hai cặp bắt đầu lác đác, 5 cặp hầu như không ai dơ tay lên cả. Nếu chúng ta ngồi suy nghĩ thực sự và đếm trong vòng quen biết của mình, có thật sự mình biết người ta hạnh phúc không, hay mình không biết gì cả mình chỉ thấy bề mặt của người ta. Nếu những gia đình mình đã biết sâu thì cho hỏi có bao giờ mình đã từng nghe tâm sự để mình biết rằng bên trong người ta có gì không. Chắc chắn là có. Kết luận của nhà tâm lý đó hết 9/10 quyển sách là tình yêu hạnh phúc không thể tồn tại được trong một thế giới như thế giới của chúng ta hiện tại với cách mình được nuôi dạy lớn lên, cách đối xử với nhau như thế nào, cha mẹ với con cái trông đợi gì ở nhau và đáp ứng ra sao. Mình đã dệt nên một cái ma trận mà trong ma trận đó không ai hạnh phúc được cả. Do đó, nếu có ai tìm được cách chui ra khỏi ma trận đó thì là ngoại lệ chứ không phải thông thường. Vậy mình phải tìm những ca đó hỏi xem người ta đã làm gì vậy.

08 : 30 - 08 : 36

Vậy trong cuốn sách thứ 2 có tìm ra được những ca hạnh phúc trong tình yêu chưa?

08 : 37 - 09 : 18

Người đó chưa kịp viết thì đã chết rồi. Yên có thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Khi viết Tình yêu hạnh phúc có tồn tại Guy Corneau bốn mươi mấy tuổi, không bạn đời, không con cái, trái tim tan nát. Nhưng về sau trải qua nhiều khúc quanh khác của cuộc đời như trải qua cuộc ung thư… ông ấy đã nhận ra nhiều điều khác và có hạnh phúc. Chưa kịp viết quyển sách nhưng ông ấy sống đoạn còn lại cho chúng ta xem. Mình phải phân tích những trường hợp đó, nếu mình mang một tâm trạng bi quan thì có lẽ giải nghệ từ lâu rồi.

09 : 19 - 12 : 52

Em nghĩ nó hay, nó là câu hỏi khiến cho công việc của mình có ý nghĩa hơn. Mình đi tìm câu trả lời làm sao giúp những người thoát khỏi setting của cuộc sống hiện tại, những cái người ta được dạy dỗ bị ảnh hưởng bởi văn hóa, thoát khỏi những định kiến để đạt được tự do trong tình yêu, để từ đó có hạnh phúc bền vững hơn. Em nghĩ thành quả của việc đi tìm câu trả lời đó rất ý nghĩa. Đôi khi, mình dành nhiều năm trong cuộc đời để đi tìm ý nghĩa của sự tồn tại và mình tưởng nó ở sự thành công, tiền bạc, địa vị xã hội, nhưng cuối cùng mình nhận ra những cái đó không phải. Mỗi người phải trải qua chừng ấy giai đoạn, khủng hoảng để họ biết được thật sự mình muốn cái gì. Em nghĩ cái nhân loại cảm thấy khổ sở nhất là họ cảm thấy cuộc sống nội tâm và cuộc sống thực tại quá khác. Em nghĩ em sẽ tìm đọc cuốn sách chị nói ngày hôm nay, em sẽ tìm những ai khác quan điểm với ông ấy để mình có thể nhìn thứ đó đa chiều hơn. Mình quay lại câu chuyện, câu trả lời của chị là hầu như là không. Em nghĩ chủ đề mọi người rất rất quan tâm, cả buổi này mình sẽ trả lời tại sao hầu như là không. Mình sẽ nghe câu chuyện những tư duy của mình, những suy nghĩ về nam và nữ, cách mình chạy theo cuộc sống. Em nghĩ đây là những thành tố ảnh hưởng tới chuyện người ta có thể tìm được hạnh phúc trong tình yêu. Hoặc là người ta phải định nghĩa lại thế nào là hạnh phúc trong tình yêu. Tối qua em mất ngủ vì em tự nhận thấy mình không phải là người thành công trong chuyện xây dựng mối quan hệ giữa hai người một cách bền vững, có thể do cách đeo đuổi của em nó không thực tế. Em hy vọng hôm nay em sẽ có một cái sự chỉ dẫn nào đó trong cuộc nói chuyện này. Mình bắt đầu với căn bản, mối quan hệ là gì. Em sẽ đưa định nghĩa của mình và chị Yên xem nó đúng hay không nhé. Mối quan hệ là sự ràng buộc giữa hai người, nó có cho và nhận, hai người cảm thấy sự ràng buộc đó là cần thiết. Chị nghĩ sao?

12 : 53 - 13 : 42

Nếu như thế thì cho Yên hỏi, mình và một người hàng xóm mỗi lần gặp nhau đều rất khó chịu vì mình có những cư xử khiến cho người hàng xóm đó không thích và ngược lại. Người ấy hay đổ rác trước nhà mình và con chó nhà mình hay chạy trước cửa nhà ấy làm bậy… Thật sự, giữa chúng tôi không hề có tình bạn, cũng chưa có mối quan hệ làm ăn hay ký kết gì đó nhưng cứ nhìn thấy là bực, đêm đêm còn suy nghĩ tới và đôi khi khuôn mặt ông đó còn xuất hiện trong giấc mơ. Vậy giữa hai người hàng xóm này có gọi là có một mối quan hệ ghét nhau không.

13 : 43 - 14 : 20

Em nghĩ theo định nghĩa của em nó có sự ràng buộc, sự ràng buộc về vị trí địa lý, có nghĩa là dù em muốn hay không em vẫn phải ở trong cộng đồng đó, khu phố và ở đối diện người hàng xóm giống vậy. Nên sự ràng buộc đó có thể là tự nguyện hoặc không tự nguyện, nhưng em và người hàng xóm đã phát hiện sự ràng buộc đó, bắt đầu hình thành cảm xúc trong sự ràng buộc và đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực.

14 : 21 - 17 : 32

Như vậy, chúng ta đồng ý với nhau giả sử 2 bên hoàn toàn tự do, lỏng lẻo, muốn thì gặp nhau không muốn thì thôi, nhìn thấy nhau không hề có cảm xúc gì cả thì lúc đó không cấu thành mối quan hệ. Còn cảm xúc không bị buộc là phải thương yêu, nó có thể là rất tiêu cực. Ý của mình khá là giống với bạn, Yên có mở từ điển. Ngày xưa mình có người thầy cứ mỗi tuần là sẽ uống trà với nhau vào tối chủ nhật cùng một nhóm bạn và lấy từ khóa nào đó ra để bàn luận với nhau. Mỗi tuần có một chữ, có một bạn trùm từ điển của nhóm sẽ nói. Cách định nghĩa của các loại từ điển Yên thấy nó nói có tương tác là tính có mối quan hệ. Mình muốn khoanh vùng, tương tác có mối quan hệ hôm nay chúng ta nói là nó phải có cảm xúc trong đó thì mình mới quan tâm. Còn nếu đi ngang qua, mua ổ bánh mì cũng có tương tác nhưng chúng ta hoàn toàn không đặt trái tim của mình vào đó, thì các mối quan hệ đó chúng ta không tính và không bàn ở đây. 16:05 Em cũng là dân chuyên ngữ, em cũng có thói quen thích ra từ điển nhưng bây giờ thì bớt rồi. Relationship là gì, ship là trạng thái kéo dài, relation là sự liên hệ, em nâng cấp sự liên hệ thành sự ràng buộc. Em mới nhận ra cái khó của con người là sự tự do. Nếu em có quyền tự do lựa chọn thì em có quyền chọn không đối mặt với bạn ấy. Hồi xưa có câu không quen vợ bạn, con thầy, gái cơ quan, khi rơi vào tình huống đó mình mất đi sự tự do. Quen người yêu trong công ty, nhiều khi mình giận thấy rất là khố sở, mình không giữ khoảng cách được, chỉ có nước là mình nghỉ làm hoặc trốn vài ngày, mình mất đi sự tự do đó. Khi người ta mất đi khoảng không gian riêng thì thật ra vấn đề rất dễ, cho nên tệ đi đúng không chị?

17 : 33 - 20 : 22

Như vậy Hùng vừa mới chạm tới nhu cầu căn bản của con người, là quyền cảm thấy mình tự do và tự quyết làm theo cái cách mà mình cảm thấy thoải mái nhất cho bản thân. Khi cái đó bị xâm phạm một loại cảm xúc sẽ nổi lên ngay tức thì là tức giận. Với thời gian mà tức giận không biến thành hành động nào để mình thể hiện được tình hình thì nó có thể biến thành cảm xúc phái sinh của tức giận. Đến một lúc nó bất lực và thoái hóa thành buồn, trầm cảm. Khi mình còn bé, mình sống trong gia đình rất là đông đúc, ở nhà trọ không gian chật, nhiều lần cải thiện mà mình cứ thấy mình xuất hiện trong môi trường luôn có người bên cạnh, vừa mới ra khỏi nhà đi du học thì đã mướn nhà ở chung với các bạn và sau đó là có người yêu ở chung với người yêu… Yên cảm thấy nguyên khoản thời gian đầu đời mình không bao giờ biết tự do là gì, mình muốn không bao giờ nhìn thấy mặt người đó, mình muốn tối về được im lặng, không phải đối đáp, không phải làm ra mặt vui vẻ khi mình không vui… nhưng không được. Thi mình có thói quen ưa thích là sẽ trốn trong một quán cà phê nào đó, ngồi một mình và đọc sách. Thời gian đó hạnh phúc vô cùng, chỉ có đi quán cà phê đọc sách thôi, và phải nói với những người khác là mình rất bận. Về sau cuộc đời có thay đổi, mình càng ngày càng khẳng định vị trí của mình hơn, mình muốn làm gì thì làm. Cho đến một ngày mình nhận ra đi đâu cũng có một mình. Và mình được những cái hơi quá nhiều so với cái gu của mình, khi đó lại phát hoảng lên. Đi về khuya không ai hỏi là sao về khuya thế, biến mất vài ngày cũng không ai nhận thấy sự biến mất đó, vì mình làm nhiều chỗ làm khác nhau nên mình không có ở đây người ta tưởng mình ở chỗ khác, tự do đến thế là cùng. Lúc đó mình bắt đầu nếm trải sự kì cục của một con người đấu tranh bằng mọi cách để có được tự do, khi có được nó rồi thì không thấy hạnh phúc. Sự thật cả hai cực đều không phải là chỗ dành cho chúng ta. Tự do tuyệt đối và thiếu tự do tuyệt đối, mình ở trong hai hoàn cảnh đó chắc mình sẽ muốn chết. Vậy cuộc sống mình luôn luôn là sự giao động giữa hai cực đó. Vậy như thế nào là vừa phải, tìm ra thế cân bằng, và thế cân bằng đó hơi khác nhau từng thời điểm. Mình vừa tìm được thế cân bằng thì nhân tố mới xuất hiện đẩy mình ra khỏi cái đó.

20 : 23 - 23 : 02

Em nghĩ nãy giờ mình có rất nhiều gợi ý. Thứ nhất mình phải có sự tự do và cho dối phương một không gian tự do, phải hiểu rằng sự tự do là quyền rất cơ bản. Khi mình đang trong một mối quan hệ không có nghĩa là mình sở hữu, mình phải tôn trọng sự tự do đó, tôn trọng tự do của họ và của bản thân mình. Thứ hai khi chị kể hai thái cực trong cuộc sống của chị, em nhận ra rằng rõ ràng chị đã học được kỹ năng deal with people, sống chung với nhiều người, mình học cách tiếp xúc, tương tác với con người. Em nghĩ đó là kỹ năng rất quan trọng khi mình in relationship. Vì em có những người khi ở một mình họ cực kì tuyệt vời nhưng khi ở chung với ai đó một loạt vấn đề xảy ra. Vì họ không có kinh nghiệm, họ phải sống, cố gắng thích nghi với người khác. Em thấy con người có cái sự lẩn quẩn. Em rất cố gắng rời khỏi từ cân bằng, chỉ dẫn của cuộc sống này là tìm tới sự cân bằng. Nhưng em nghĩ là bạn hãy tìm hiểu về bản thân bạn trước, có thể bạn là người có thể sống 70% thời gian một mình và 30% in relationshiop, hoặc bạn có thể sống 70% thời gian với một người khác, 30% bạn sống một mình. Khi mình sinh ra mình có sứ mệnh khiến cho người đó có cái trải nghiệm, nhu cầu đó và mình cần phải tôn trọng thế giới bên trong của họ. Mình cần phải giải thích được và làm cho đối phương hiểu. Nếu mình mong đợi đối phương tự hiểu đi thì đó là vấn đề của mình, trách nhiệm của mình phải làm cho người mình thương họ hiểu được mình cần gì, muốn gì. Cách họ hiểu mình là cách họ yêu thương mình nhất. Chị Yên thấy sao?

23 : 03 - 28 : 14

Thú vị quá, mỗi lần Hùng nói là có mấy ý để khai thác. Khi Hùng bảo ai cũng nói về cân bằng, thì hôm nay chúng ta chọc phá từ cân bằng chút xíu. Cân bằng tuyệt đối là gì, nếu nhịp tim của chúng ta đi ngang thì sao, nó phải phồng lên rồi xẹp. Cho nên khi nói về sự cân bằng, có thể nói rằng nó là hình dung ẩn dụ hơi tĩnh cho một thứ thật ra nó là động. Tình yêu hay các mối quan hệ giữa những người khác với nhau nó phải giống như sự hô hấp. Có lúc chúng tôi tiến lại gần nhau để cảm nhận sự ấm áp, nếu ở một lúc thấy ấm quá và bắt đầu khó chịu, thì tôi phải đi ra ngoài để lấy khí trời để tôi thật sự là tôi. Sau một lúc thấy khỏe rồi, thấy nhớ người kia thì lại trở về. Cả hai bên đều hiểu như vậy thì nhịp thở của hai bên hòa hợp được với nhau. Lúc đó chúng ta sẽ có mối quan hệ rất nhịp nhàng và điều hòa. Vậy nếu chúng ta ở bên cạnh nhau nhưng không nhận được điều ở cạnh để có như sự ấm áp, nâng đỡ, và được hiểu. Nhưng chúng ta ở bên cạnh nhau một tuần liền trong một chuyến đi chơi, ấm áp không thấy hiểu cũng chẳng thấy thì lúc đó thời gian nhiều nhưng tác dụng không có. Có những người họ buộc phải ở một mình tại vì đi du học ở xa, F0 không được gặp ai. Họ hết sức bối rối và bứt rứt, tay họ lúc nào cũng cầm điện thọai không gọi cho người này thì video call vời người khác, thời gian đó họ bị tách ra về mặt vật lý nhưng tâm hồn chưa bao giờ thanh thản một mình. Ở một mình cũng là một bệnh khá là nặng. Khi Hùng nói cân bằng như vậy, làm sao biết tôi cần cái nào nhiều hơn cái kia ít hơn để tôi tìm partner phù hợp. Nếu cả hai chúng tôi trái ngược nhau, tôi thích gắn bó với người đó 90% thời gian, người đó thích một mình 90% thời gian thì đôi bên sẽ làm cho nhau khó chịu. Hồi xưa Yên nhớ có tình huống miêu tả tình huống này. Bạn tưởng tượng bạn đi vô tiệm trang trí nội thất, bạn nói làm ơn lựa cho tôi cái sofa hợp với màu tường nhà tôi. Người ta hỏi màu tường nhà bạn màu gì. À, chưa biết, chưa quyết định. Vậy thì hợp thế nào bây giờ. Tuổi trẻ mình mong tìm được người yêu hợp với mình nhưng mình là ai và người hợp với mình như thế nào, câu đó 5-10 năm sau vẫn chưa trả lời được. Mọi người có thể thấy cách chúng ta tự mô tả về bản thân nó thường là sơ sài, biến đổi, không gom lại được. Khi mình xuất hiện trong cuộc họp và giới thiệu bản thân, mình có vài câu giới thiệu mình, chức vụ, công việc. Qua một cuộc họp khác mình lại có một vài câu giới thiệu khác. Mình giới thiệu về mình 10 lần, 20 lần là 20 cái tôi khác nhau. Vậy cái tôi nào mới thật sự là cái tôi. Mỗi lần bạn đều đổi như vậy bạn không chắc nét nào là nó quan trọng nét nào có thể thay đổi thì hầu như không có ai hợp với bạn được. Giai đoạn chúng ta biết mình là ai đáng lẽ phải đi trước giai đoạn bước vào mối quan hệ. Theo tâm lý học phát triển, dậy thì xong bước vào thế giới của người lớn là mình phải có cảm giác tôi là ai. Cái đó ổn vững, hình ảnh bản thân vững và mình an lòng thì lúc đó các mối quan hệ ổn định và thường đem lại sự vui vẻ. Khi đã bị hổng trước đó thì sau này trầy trật rất nhiều năm, thử rồi lại sai, sai nhiều hơn đúng thì chúng ta phải quay ngược lại, cái nền đã hư rồi thì xây cái nhà nào cũng không được.

28 : 15 - 31 : 10

Em hiểu, ý này rất hay. Thứ nhất, tụi em rất thúc đẩy mọi người quan tâm tới sự kết nối bên trong, thấu hiểu bản thân trước. Công việc của em là tìm hiểu tâm lý đám đông, em biết ở những độ tuổi 20-30 thật sự các bạn rất khó chậm lại để hiểu bản thân, mà các bạn phải lao về phái trước, phải trải nghiệm. Và khi thông qua một loạt vấp vả, bi kịch để cuối cùng các bạn nhận ra mình muốn cái gì. Câu hỏi đầu tiên của em là điều đó không thể trách khỏi đúng không? Thứ hai, khi đến ba mấy tuổi mình yêu cầu ít lại từ đối phương, thì nó có 2 ý. Ý 1, càng lớn mình càng thấu hiểu mình biết cái gì quan trọng với mình, mình có thể buông bỏ hầu hết những thứ không quan trọng. Chứ không còn là cô bé 18-20 vẽ ra bức tranh rất màu hồng tôi muốn có tất cả mọi thứ. Sau rất nhiều mối quan hệ, tôi cần người cho tôi cảm giác bình yên và tôi được hoàn toàn là chính tôi. Thì cái đó có 2 dạng, 1 là rất thấu hiểu, 2 là thỏa hiệp. Thì cái nào nó nhiều hơn. Ý cuối, đôi khi mình chưa thay đổi vì mình vẫn chưa gặp được đúng người, người khiến mình đáng để thay đổi. Em nghĩ câu hỏi này sẽ rất hợp với các bạn gen Z. Vậy trong tình yêu mình nên học cách thay đổi hay mình phải tìm cảm giác và cảm giác đó nói mình đây là đúng người. Về mặt khoa học, lời giải cho những câu hỏi này là như thế nào?

31 : 11 - 38 : 00

Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu từ độ tuổi của đa số các bạn nghe chương trình. Ta đang còn trẻ, thời gian thì ít, thậm chí mình muốn chơi muốn ra đường tiếp xúc, gặp gỡ, tham gia cái này cái kia, cố gắng thêm một chút trong cái project đó để chứng tỏ bản thân… Việc làm quá nhiều còn thời gian thì ít, muốn ngủ còn không đủ thời gian ngủ. Thì khi đó bạn hãy ngồi xuống làm một hành trình nội tâm. Thật ra Yên có ấn tượng ý tưởng kết nối với chình mình và tìm hiểu nội tâm nó đã bị chúng ta thành kiến, chúng ta nghĩ đó là công việc chậm mất thời gian và tĩnh không hợp với những người trẻ. Thực tế ngược lại, nếu mình chỉ ngồi yên và suy nghĩ để tìm hiểu bản thân mình đó là cách tìm hiểu dễ. Nhưng khi ngồi yên thì đang không có chuyện gì xảy ra cả, thì mình muốn tìm hiểu tại sao mình lại giận người đó vào lúc đó. Mình buộc phải nhớ lại cảnh mình cãi nhau với người đó. Vậy mình phân tích dựa trên dữ kiện quá khứ, và quá khứ có lủng lỗ nên không có cách nào tốt bằng cách mình phân tích khi chuyện đó đang xảy ra. Muốn hiểu vì sao tôi giận, mình quan sát ngay lúc cơn giận diễn ra là cách tốt nhất. Như vậy không cần chờ tới lúc rảnh rang, cần cây bút và sổ nhật kí để viết. Các bạn có thể hình dung mình đi chơi cầu lông, quần vợt, khi bước ra sân dơ vợt lên, cơ phía dưới tay cảm thấy gì, mình bung ra, mình tưởng đi tới góc độ đó nhưng giữa chừng tay mình không tới được nữa, thì ngay lúc đó mình hiểu được giới hạn cơ của mình. Mình hiểu được những hôm trước mình nghỉ ngơi không tốt nên cơ mình bị ảnh hưởng. Việc vừa đánh cầu vừa quan sát cơ thể, lúc đó là lúc bạn đang tìm hiểu bản thân mình. Vậy nếu người mang sức trẻ họ chỉ cần biết project tôi hiểu bản thân tôi là cái project đem lại cái lợi lớn nhất trong cuộc đời, là con bài chiến lược để mình thắng trong một số trường hợp. Bạn hăm hở vào những lĩnh vực khác nhau với sự quyết liệt rất hợp với tuổi trẻ, có điều bạn cần có người hướng dẫn, động tác phải như thế nào. Có một lần mình nghe một cô nói chuyện thần bí, cô đó mô tả về cái tôi. Cô ấy nói là khi mình còn nhỏ, mình không phân biệt mình với thế giới xung quanh, cứ mở mắt ra nhìn, ăn, cười, chạm vào người ta. Lúc đó mình với thế giới như một tổng thể chan hòa. Cho đến một ngày mình làm một việc, mẹ mình đánh mình thì như vậy có một số nơi tay mình không được chạm tới, nếu mình đi quá giới hạn đó thì thế giới sẽ đánh mình một cái, họ làm cho mình đau, mình phải dừng lại chỗ đó, xuất hiện một cái limit. Tôi thể hiện mình, tôi hát, tôi cười. Hôm đó tôi hát, có một người biểu cảm kì cục. Vậy họ thấy tôi hát không hay? Lòng mình nhói lên, lúc đó đã có nỗi sợ, tổn thương hình thành. Cái tôi của chúng ta khi lớn lên nó vạch ranh giới vì đã có những lần có ai đó chạm vô, đạp lên cho mình thấy đau. Cuối cùng mìnhkhoanh vòng mình. Đến lúc mình hình thành khái niệm tôi là ai thì lúc ấy cái tôi thu hẹp, bị bao bọc bởi những cảm xúc khó chịu và đau đớn. Lúc đó mình gồng lên mình nói giữ khoảng cách nha các bạn, nói với tôi phải nói giọng này, nếu bạn nói cao giọng tới cỡ này thì tôi bắt đầu thấy bị tổn thương. Với cái nhìn như vậy, đến ngày mình gặp được người và nói đây là The One, tôi muốn vì người này mà thay đổi. Thông thường sẽ là nhân vật làm cho mình thích quá, nhưng với những limit hiện tại của tôi thì tôi không chạm được tới người đó. Muốn gặp và ôm người ta thì tôi phải mở tôi ra, thì lúc đó tôi và anh ấy mới cầm tay nhau được. Thật ra quan trọng mọi người biết The One thay đổi. Trong giai đoạn này của cuộc đời, tôi bị hạn chế ở phần đó, người đó kích thích điểm này, nên tôi muốn thay đổi vì người đó. Nhưng thay đổi xong rồi thì sao, mong muốn đó kết thúc, vậy cuộc đời của tôi còn những chỗ hạn chế khác. Một ngày nào đó, ai đó xuất hiện và làm cho tôi bị kích thích phần đó thì tôi lại mê người đó, đó là The One của tôi. Điều đó giải thích tại sao có bao nhiêu người yêu nhau gần chết, mới mấy tháng gạt hết chướng ngại vật đê tới với nhau, sau đó 7 năm sau ly dị.

38 : 00 - 42 : 20

Cuộc sống có những sự chỉ dẫn và những bài học mình cần phải học. Em cũng có những người bạn họ luôn than phiền đau khổ vì tình yêu, tại sao họ phải chịu đựng như vậy. Em cũng đặt câu hỏi cho họ cũng như bản thân em là đôi khi những trải nghiệm đau thương liên tục đến mãi đến khi bạn học được bài học đó. Em nói với bạn em mình nhìn lại đi, có cái gì mình không thay đổi trong suốt chừng ấy mối quan hệ, phải có thứ gì đó mình vẫn chưa học được. Em nghĩ nó rất thú vị khi chị nói The One là một người đến vào thời điểm nào đấy giúp cho mình hoàn thiện khiếm khuyết nào đó hoặc giúp cho mình học được bài học nào đó. Và vấn đề mình có mở lòng để đón nhận nó hay không. Lẽ ra ở bậc đại học mình nên dành thời gian để dạy cho sinh viên điều này. Vì khi bị bắt buộc thì các bạn sinh viên sẽ học rất nhanh. Nhưng khi nó không bắt buộc thì nó lại là sự lựa chọn. Mình nên đưa môn học làm sao giúp người ta thấu hiểu bản thân và hiểu rằng thay vì quan sát bên ngoài thì mình hướng vào bên trong để có thể hiểu bản thân, thì bạn sẽ có cách tiếp cận với thế giới bên ngoài rất khác. Bạn sẽ hiểu được cái gì quan trọng với bạn, bạn biết được đối phương của bạn tìm kiếm điều gì trong một mối quan hệ. Mỗi người hãy bắt đầu tìm hiểu bản thân, nó là nền tảng quan trọng để bắt đầu mối quan hệ bền vững. Mình cũng đừng thành thánh quá tình yêu, tình yêu không phải là một cái gì đó rất kì diệu mà là một cái trải nghiệm. Vậy thế nào là một mối quan hệ có ý nghĩa? Trước đây em đọc một cái fact thông thường người ta chỉ có 150 mối quan hệ trong cuộc đời, trong đó có 2 mối quan hệ là special, 5 mối quan hệ close, còn lại mối quan hệ là bạn bè. Mối quan hệ có ý nghĩa là họ có vai trò trong cuộc đời của mình trong một khoảnh khắc nào đó. Câu hỏi của em thế nào là mối quan hệ có ý nghĩa. Và nó có khác mối quan hệ quan trọng không?

42 : 21 - 47 : 10

Cái này có thể làm thành luận văn tiến sĩ về tình yêu, rất là hay. Với khoảng mười mấy năm làm việc trong ngành tâm lý, mặc dù độ tuổi chị trung niên nhưng mình rất khác với một ai đó từ lúc đó trường làm việc trong ngành tâm lý. Họ có hai mươi mấy năm kinh nghiệm, Yên thì ít hơn vì mình chuyển nghề. Nên Yên không nghĩ rằng những câu trả lời của mình là một cái góc nhìn của expect. Nó có sự tổng hợp và sự thận trọng, tôi nghĩ như vậy nhưng tôi cũng có nhiều nghi ngờ, các bạn hãy cùng nghĩ với tôi, thì như vậy mình sẽ rất mạnh dạn để nói. Nếu Hùng không gấp thì Yên để các mối quan hệ ý nghĩa là như thế nào Yên trả lời sau. Vì những gì Hùng hỏi nãy giờ sẽ dẫn tới câu đó. Tại sao chúng ta không dạy một người hiểu biết về bản thân mình ở đại học? Mình hỏi câu đó suốt. năm 2009, mình học xong và về Việt Nam, mình dạy ở trường Y Phạm Ngọc Thạch đến 2019. Môn dạy của mình là di truyền học. Năm thứ 1 được gặp những sinh viên rất trẻ, mình nói cái gì mắt các bạn cũng ngây thơ, lúc đó được các bạn yêu mến cũng là điều dễ hiểu. Khi đó, càng ngày mình càng thấy mình không hứng thú mấy về việc giảng dạy kiến thức di truyền học. Thật sự kinh nghiệm của bản thân Yên là tìm được sách đúng và biết cách học. Bạn đọc 3 quyển text book bạn biết rất nhiều, không cần tôi dạy làm gì. Ngày hôm nay tôi nói gì có thể bạn sẽ quên mất, đến lúc ra trường phải mở sách đọc lại. Vậy tôi cố gắng đi dạy để làm gì. Nên mình nghĩ ra cách là mình dạy kiến thức một nửa thời gian, nửa thời gian còn lại Yên sẽ nói về cuộc đời và nói với các bạn tôi là ai. Đó là bí quyết đốn tim sinh viên của mình. Lúc đó mình nghĩ cái tôi là chủ đề thân thiết vô cùng, không có ai là không yêu bản thân tôi, nên thời gian nói về tôi là thời gian người ta sướng nhất, môn học về tôi sẽ là môn các em thích nhất, chắc chắn luôn. Nó thú vị và cách thiết kế bài tập rất là hay. Hùng tưởng tượng, mình sống 24/24 soi gương là thấy cái mặt này, nhưng vì sao hôm nay mình lại mê một người đáng lẽ mình không nên mê. Tâm hồn tôi làm không được. Cái sâu xa trong lòng còn bí ấn đối với chính bản thân mình. Mỗi đêm mình đi thăm những quan cảnh do giấc mơ vẽ ra, giấc mơ kì lạ hơn cả thế giới phù thủy nào. Vậy đi tìm hiểu về bản thân mình giống như cuộc hành trình bí hiểm vào những vùng đất ma thuật và đi tìm kho báu. Kho báu cuối cùng là hạnh phúc, tình yêu, sống trên đời cảm thấy ý nghĩa, yêu đời thì có cái gì trên đời xứng đáng hơn như vậy hay không. Mặc dù tôi muốn có việc làm tốt, thu nhập ổn định, tôi muốn xe sang, nhà đẹp để lòng tôi thấy vui. Lòng tôi thấy vui cũng nằm trong thế giới nội tâm này thôi. Nếu sau này có lúc nào đó mình tái xuất trong môi trường giảng dạy đại học, chắc Yên sẽ không lấy lậu thời gian của sinh viên để nói về việc tôi là ai mà sẽ thương lượng để có giờ học chính thức.

47 : 11 - 53 : 17

Em nghĩ chị phải nói là mình sẽ dạy môn tôi là ai nhưng trả lời bằng di truyền học. Thật ra em rất là khuyến khích tụi nhỏ có quan điểm, cá tính riêng, mặc dù thầy giáo hay trù dập. Dù bị tru dập nhưng hãy cố thể hiện bản sắc của mình. Như vậy giúp tụi nó hiểu tụi nó là ai, mong muốn là cái gì. Các trường hãy tiếp tục mời chị Yên để hiểu tôi là ai. Em thấy khi nói tôi là ai, di truyền học rất là liên quan. Em nghĩ khi sinh ra bản thân họ đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như gen, bố mẹ. Khi mình sinh ra ở đâu thì đã là tù nhân của địa lý đó. Gần đây em ngưỡng một tác gia câu hỏi của thế kỉ 21, gần đây em đọc sách lịch sử, ngày xưa em không hứng thú lịch sử em nghĩ mình phải hướng tới tương lai, nhưng có quá nhiều câu trả lời trong lịch sử. Mình có mấy chục ngàn năm nhưng cuộc đời nhân sinh mình quá ngắn để mình học kịp những bài học cần học. Bây giờ tủ sách của em toàn sách lịch sử. Mình vẫn chưa trả lời ý nghĩa nó là cái gì. Em nghĩ nó bắt đầu rất là nhiều thứ, mình bắt đầu hiểu sự tự do là quan trọng, mình hiểu bản thân mình muốn như thế nào thì nó sẽ tạo cho mình sự tôn trọng với người mình yêu thương. Mình phải dành thời gian để hiểu người ta thực sự muốn gì. Và cần thời gian. Em nghĩ yêu thương là ở chỗ đó. Yêu thương là hành động chăm sóc không khó, cái khó trong một mối quan hệ là mình dành đủ thời gian cho một cuộc sống bận rộn của mình để mình có thể quan sát và kiên nhẫn nhìn thấy người mình thương ở cuộc sống của họ. Để dần dần người mình thương họ bỏ rào cản của họ. Em nghĩ ở Việt Nam cái ship của mình có quá nhiều rào cản, mình được dạy là nam phải như thế này, nữ phải như thế này, những điều nói ra không nam tính, nói ra không nữ tính. Khi trong mối quan hệ, mình kì vọng bạn trai, bạn gái sẽ làm được điều a b c d. Ẻm tự hỏi trách nhiệm của một người yêu không phải là làm cho người ta hạnh phúc. Em nghĩ trách nhiệm của mình là mình làm cho người ta và mình trong mối quan hệ đó cùng nhau hạnh phúc. Em nghĩ đôi khi đó là vấn đề của cá nhân em vì em là người cực kì khao khát tự do, em hoàn toàn không thoải mái khi được yêu cầu phải làm điều a điều b, hoặc phải tuân theo quy chuẩn của xã hội. Thực ra em cũng sẽ làm nhưng em phải vượt qua. Em phải cảm thấy đó là điều em muốn là, thực sự hạnh phúc đi làm điều đó, em không muốn cho mình cảm giác mình phải làm cái hành động đó. Có những ngày mình có những thứ mình ưu tiên hơn nên mình không làm điều đó thì nó trở thành một vấn đề. Và trong mối quan hệ người ta chỉ mong đợi nhiều hơn chứ không hề mong đợi ít đi. Chị có nghĩ đó là nguồn gốc khiến cho mình không tìm thấy được hạnh phúc trong tình yêu không? Đặc biệt sự tự do khi đặt vào những bối cảnh xã hội, phải là người yêu, người chồng, người bố, người mẹ, không biết mình làm sao để hiểu được đối phương. Nhiều khi mình dành 10-20 năm để hiểu được một người. Khi mình ở với nhau ở những khoảnh khắc đen tối nhất, người ta bộc lộ nhiều cảm xúc ẩn bên trong thì mình mới chạm được vào người ta và cái chạm đó là một cái thứ mình không lí trí hóa nó được. Em nghĩ cách duy nhất nó là để nói về sự an toàn tuyệt đối khiến cho người ta nói rằng tôi có thể chia sẻ mọi thứ bên trong tôi, những suy nghĩ thậm chí là xấu xa nhất. Chưa kể một loạt rào cản xã hội về chuyện bạn không thể trở thành phiên bản của bạn tự do hoàn toàn mà phải là tự do trong khuôn khổ. Để hiểu được cái gì cản trở mình trong mối quan hệ đó khó thiệt.

53 : 18 - 55 : 58

Yên nghĩ trước khi chúng ta bước vào những năm tháng công nguyên, toàn bộ những gì mình đang bàn ở đây nó đã tồn tại và tâm lý không thay đổi quá nhiều từ vài ngàn năm trở lại đây. Chúng ta có không biết bao nhiêu thời gian, triết gia, nhà văn trước khi các nhà tâm lý xuất hiện để nghiên cứu điều đó. Thành ra việc thì khó nhưng những bộ não làm việc trên đó thì rất nhiều, bây giờ chúng ta biết rất nhiều. Yên muốn quay lại câu lúc nãy, thế nào là mối quan hệ có ý nghĩa. Thế nào là The One vào đúng lúc thích hợp để mình phát triển một phần nào đó, mình trả lời câu hỏi quan trọng trong cuộc đời. Vậy người đó giường như đã được cuộc đời sắp đặt cho mình rồi. Yên xin phép được nói ý kiến riêng của mình, cái gì cũng là sắp đặt cả và không có cái gì là sắp đặt cả. Ý là, ngày hôm nay tôi bước ra đường tôi có thể gặp bất kì ai, nếu tôi chậm lại một chút tôi nhìn vào mắt người đó tôi nói một câu chuyện sâu sắc chạm tới trái tim của nhau. Ngày hôm nay hai đứa tôi có thể trở thành người yêu, có điều tôi có muốn làm điều đó hay không thôi. Và chuyện hai đứa tôi thành người yêu chắc chắn có nhiều thứ tôi có thể học trong mối quan hệ này. Người đó hợp với tôi thì tôi học kiểu khác, người đó xung khắc với tôi thì tôi học kiểu khác. Nếu ai đó chỉ gặp những cái tình cờ sắp đặt chỉ có 2-3 lần, mỗi lần gặp là nhớ mãi, sau đó tôi phát triển rất nhiều, họ cho rằng những sự kiện đó rất đặc biệt, thì một góc nào đó người đó là người học hơi chậm. Nếu thái độ của mình năng nổ hơn, những hoàn cảnh sắp đặt như vậy xảy ra hằng nam, học xong thì mình lại phát hiện thứ khác mình lại nhào vô học được đoạn mới. Cũng có 70-80 năm sống trên đời này, nhưng có những người dường như sống với nhiều cuộc đời, tùy thuộc vào tốc độ của bạn.

55 : 59 - 56 : 01

Tùy mình học nhanh hay học chậm đúng không chị?

56 : 02 - 58 : 24

Nó có một cái ẩn dụ về một con đường. Nếu mình đang chạy giữa lòng đường thì không sao, nhưng nếu mình bị quẹo tay lái mình đập vô lề đường trúng cột điện hay nhà dân thì những cái chướng ngại ở hai bên cho mình thấy là nó không phải ở đó để quậy phá mình, nó chỉ là báo hiệu cho mình biết khi mình đã đi sai đường thôi. Người làm cho chúng ta thấy say sưa, hạnh phúc chia sẻ những phút ấm áp cùng với nhau là người cho mình cảm thấy mình đi đúng đường. Nhưng mà mình quen một khác suốt ngày cãi nhau, sau đó người đó uống rượu, về nhà hai chúng tôi đánh nhau… điều đó chứng tỏ những dấu hiệu sống như vậy có gì khác với cái kho của tôi. Vậy cái kho của tôi là như thế nào, học ra điều đó và sống đúng thì những trận đánh nhau này không xảy ra nữa. Việc học cho sống đúng, có ai đó đã từng có những người yêu mà làm những chuyện khủng khiếp như đánh mình, phản bội mình, khi đó có rất nhiều bài học để học ra. Vì sao mình thấy nhóm người như thế mà mình lại mê, tại sao có những lúc người ta bạo lực mà mình vẫn tiếp tục khoác vai người đó, và gọi đây là bạn trai, bạn gái tôi. Vậy thì lúc mình đi quen người đó, có chuyện gì và tôi đã làm sai cái gì. Lúc bị người ta tấn công, có thật là mình đánh lại họ không được không. Tại sao hôm qua đánh nhau mà hôm nay lại tiếp tục chơi lại với nhau. Cái điểm yếu gì trong lòng tôi khiến cho tôi làm như vậy, vết thương nào trong quá khứ khiến tôi không bỏ được người này. Các mối quan hệ đau khổ lại đem nhiều khám phá cho bản thân, thậm chí còn nhiều hơn các mối quan hệ mình thích.

Chia sẻ bài này

Cấu trúc buổi chia sẻ

Đăng ký ở đây nhận ngay thông báo

Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.