img

Session 22: THẤU HIỂU BẢN THÂN TỰ MÌNH CHỮA LÀNH

Recapped by: Dentsu Redder |

Diễn giả:

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành

Phần lớn những sự việc bất đắc ý xảy ra trong cuộc sống, đánh gục chúng ta khi chúng ta chưa hiểu rõ mình. Câu chuyện hiểu ro chính bản thân không gì xa lạ, nhưng cực kỳ quan trọng để đưa chúng ta đến với những quyết định mà ở đó, chúng ta sống được và vượt qua những tổn thương.
img img img
Chọn kênh nghe podcast:

Phần lớn những sự việc bất đắc ý xảy ra trong cuộc sống, đánh gục chúng ta khi chúng ta chưa hiểu rõ mình. Câu chuyện hiểu ro chính bản thân không gì xa lạ, nhưng cực kỳ quan trọng để đưa chúng ta đến với những quyết định mà ở đó, chúng ta sống được và vượt qua những tổn thương.

Trưởng thành, là có những cuộc đối thoại với bản thân và những người xung quanh, để hiểu được mình, hiểu được vũ trụ xung quanh mình và từ đó hiểu mình sâu sắc hơn để hình thành và phát triển bản thân một cách tích cực nhất.

Thông qua sự chia sẻ của chuyên gia tâm lý Hà Thành và cuộc đối thoại của chị và anh Hùng Võ, một góc nhìn từ lăng kính bản thân và những khía cạnh để hiểu rõ chính mình, những suy niệm sâu sắc đâm chồi.

Transcript

1 Ngôn ngữ

00 : 30 - 28 : 12

Cái kia không hẳn là quan trọng nhất. Quan trọng nhất là con nghĩ như thế nào, con có cảm thấy tự tin để mình muốn làm điều này, điều khác không. Nhưng có rất là nhiều người chúng ta trong một cái xã hội – xã hội mình thì hơi có một cái chiều hướng là kể cả trong giáo dục hay trong gia đình có sự đặt tương đối đối với của những người đi trước đối với những người đi sau, cho nên đôi khi chúng ta sẽ phải chờ đợi giáo viên trả lời cho mình là “À! Em làm như thế này có đúng không”, “Em làm như thế này là được chưa” hay là “Con làm như thế này thì đúng lời đồng ý của mẹ không” “Có phải là con ngoan không” – suốt đời phải phấn đấu con ngoan trò giỏi và chờ đợi cái sự ghi nhận của người khác, nhưng chúng ta có giành nhiều thời gian, chúng ta có để tâm đến việc ghi nhận bản thân mình không, và chúng ta thường trực có niềm tin ở bản thân mình không. Và trong cái phần này thì - tất nhiên nếu mà chúng ta để đi sâu vào từng phần này thì nó sẽ có rất là nhiều khía cạnh, bởi vì cái cảm giác thực sự tự tin của chúng ta nó hình thành ngay kể cả khi chúng ta vẫn còn đang ở bụng mẹ, ở trong cái giai đoạn thai kỳ của người mẹ cái cảm giác của người mẹ trong việc hình thành cái thai, đứa con này có phải là một đứa con mong đợi không, có phải người mẹ cảm thấy đủ cái sự thoải mái, đủ cái sự yên tâm, đủ cái cảm giác yêu thương gắn bó chờ trông cái mối quan hệ này và hình thành nên đứa trẻ hay không thì nó cũng đã là hình thành một cái cảm giác an toàn ở trong vô thức của chúng ta – thì – nhưng nếu chẳng may không có những điều đó thì chúng ta phải làm thế nào, bởi vì ai cũng mong chờ điều đó, nhưng mà nếu mà chúng ta không phải là luôn luôn được vun đắp điều đó thì trong phần này sẽ có một cái thông điệp quan trọng đấy là ngay cả khi mà không còn ai tin bạn nữa, không còn ai trust bạn nữa, không còn ai đặt cái niềm tin một cách thật sự vào bạn nữa thì bạn vẫn là phải người cuối cùng tin ở chính mình, và mình phải tin là mình có thể làm được, mình tin là mình sẽ tìm thấy hạnh phúc, mình tin là mình có tiếng nói riêng, mình tin là mình có những giá trị riêng, thì cái điều đấy là điều quan trọng bậc nhất. Thì cho dù nếu như chúng ta hình thành được cái khía cạnh đấy ở trong bản thân mình thì cho dù chúng ta gặp mọi khó khăn ở trong cuộc sống, cho dù mọi thứ có thể thử thách lòng tin của chúng ta, nhưng mà nếu chúng ta có lòng tin ở chính mình thì chắc chắn là chúng ta sẽ tìm được cái lối để chúng ta đi, chúng ta sẽ tìm được cái hướng đi của chính bản thân mình, cho dù nghịch cảnh có thể đến, cho dù bất cứ một cái khó khăn nào có thể thách thức chúng ta thì – và cái nếu chúng ta tiếp xúc với mọi người và chúng ta để ý điều đấy thì người nào không phải là cái bề ngoài của họ nhé, cũng không phải là những cái thành tích mà họ đã đạt được, nhưng cái người nào mà người ta càng – có thể cái thành tích đạt được hay những cái khía cạnh khác nó chỉ củng cố một phần, hoặc là nói như là cái rule-bat – cái củng cố thêm, nhưng mà chúng ta sẽ nhìn thấy những người mà tự sâu bên trong họ, họ có giá trị và họ tin vào những cái giá trị của họ là đúng thì tự họ sẽ có một cái sự tĩnh, cái sự an, và cái đi qua mọi những cái khó khăn, những cái thách thức, nó có một cái rõ nét, sắc nét và cái cảm giác là hoangmang, đau khổ ở chính bên trong, một cái khía cạnh thứ hai trong việc thấu hiểu bản thân của chúng ta đấy là chúng ta tạo ra, chúng ta đi trong cái vũ trụ của chính mình, chúng ta cũng tạo ra cái vũ trụ của chính mình. Vũ trụ của chúng ta thì chúng ta có thể nhìn thấy ở những cái điều gì, chúng ta biết là cái điều gì khiến cho chúng ta hạnh phúc, đôi khi chúng ta sẽ trả lời rất là nhanh, bởi vì hạnh phúc là nó na ná giống nhau, chúng ta nhìn thấy người này như vậy, chúng ta nghĩ mình chắc như thế cũng hạnh phúc thì chúng ta sẽ làm những thứ rất là giống nhau, nhưng mà chúng ta phải có cái riêng của bản thân mình, và chúng ta cũng có thể có những cái nỗi sợ hãi, nỗi sợ hãi của chúng ta cũng khác nhau, chúng ta cũng có những cái giá trị của riêng bạn, bạn biết là mình có cái giá trị gì không, mình tự nhìn thấy và tự ghi nhận những cái giá trị ở bản thân hoặc mình muốn tạo ra thêm những cái giá trị ở bản thân mình, chúng ta có đối thoại với những cái ước mơ của mình không, ví dụ như là có những bạn muốn trở thành bác sĩ bởi vì ngày xưa bố bạn đã từng mong muốn trở thành bác sĩ nên là trong ước mơ của bạn gửi bạn gửi gắm ước mơ của bố bạn, nhưng khi làm kỹ chẳng hạn thì bạn lấy thấy là thực ra thì bạn chả mong muốn trở thành bác sĩ, nhưng mà vì bố bạn muốn trở thành bác sĩ, thế nên bạn quên mất cái ước mơ của chính mình và bạn đang thực hiện cái ước mơ của ông bố, cũng có trường hợp là nếu ước mơ của bạn thực sự là như vậy và nó cũng – cũng vô tình hoặc là ngẫu nhiên hoặc là có cái sự gửi gắm ước mơ của người bố, của người mẹ hay của ai đó thì điều đó cũng tốt thôi, và càng tốt bởi vì nó củng cố cho cái niềm tin, cái mong đợi và cái động lực để bạn đi đến cái ước mơ đấy, nhưng khi mà cái ước mơ của bạn ngược với ước mơ của những người khác thì chúng ta phải làm như thế nào thì đấy là những cái điều mà chúng ta phải tự có cái trả lời cho bản thân mình, phải tự làm việc với bản thân mình. Bởi vì nếu chúng ta không để ý với những cái khía cạnh đó thì chúng ta sẽ để mất, sẽ quên mất bản thân mình. Khi chúng ta đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng hình như chúng ta đang đạt được những cái thành tựu cho cuộc đời của người khác, chúng ta vẫn không cảm thấy là thân thuộc với chính bản thân mình, vì sao mà những cái khủng hoảng, cái khủng hoảng 1 phần tư cuộc đời ấy, nó rơi vào cái lứa tuổi 20-30. Có rất nhiều bạn lại quay vào cái tìm hiểu cái vũ trụ của bản thân, bởi vì hình như cái vũ trụ bản thân mình đang tạo ra bởi những người khác, và mình không cảm thấy đấy thực sự là của bản thân mình. Tất cả những thứ mà mình đang sở hữu vô hình hay hữu hình, nhưng hình như không đem lại cái hạnh phúc thực sự cho mình thì bởi vì có thể chúng ta đã lơ là việc này, chúng ta chưa quan tâm đến việc này, và ngay cả như vậy thì chúng ta cũng cần để tâm xem là cái giới hạn của bản thân mình là thế nào, giới hạn không phải là để chúng ta khóa cứng bản thân mình lại, giới hạn đôi khi là cái để chúng ta muốn mình tập trung vào cái gì nhiều hơn, những thứ mà mình không có khả năng, những thứ mà mình thấy là mình không thích. Tất nhiên mình có thể không cần phải là cấm cản – à, không bao giờ động vào, đôi khi có thể thử xem bản thân mình như thế nào nhưng mình vẫn biết là mình cũng có những giới hạn nhất định, một người mà biết là mình có những giới hạn nhất định thì cũng có thể khám phá ra những tiềm năng vô hạn của bản thân mình, thì không phải để chúng ta hạn định bản thân mà để chúng ta biết chúng ta hiểu hơn về bản thân mình, thì có thể bạn có những câu hỏi của riêng mình, và bạn có những thứ đặt ra riêng trong vũ trụ của bạn, những cái chia sẻ của mình vừaxong như chỉ là một cái gợi ý nhỏ cho những ai mà chưa hay để ý đến vũ trụ của riêng mình, còn những người mà đã đào sâu, đã tìm tòi riêng một cái bản ngã của chính mình thì mỗi ngày hoặc là trong mỗi một cái giai đoạn của cuộc sống bạn hãy cho thêm vào cái vũ trụ của bạn những cái dấu ấn riêng, những cái tính cách riêng, những cái giá trị riêng mà chỉ có bạn mới biết vì sao bạn đeo đuổi cái điều đấy, và trong cái khía cạnh này thì bạn là người tạo ra cái phiên bản của chính mình trong mỗi ngày. Dựa trên rất là nhiều những cái nền tảng mà từ bé chúng ta đã được tạo thành, nhưng mà cái phần quan trọng nhất là cái phần mà chúng ta chủ động để tạo ra nó và không thể khác được là chúng ta phải dành thời gian để làm việc với bản thân để phân tích bản thân mình, chúng ta phân tích rất nhiều thứ ở bên ngoài, chúng ta có rất nhiều công thức để phân tích các dự án của chúng ta mà chúng ta làm, phân tích rất nhiều những cái hoạt động mà chúng ta tham gia, thậm chí nhữngbạn nào – ví dụ tham gia vào lĩnh vực tài chính, các bạn phân tích thị trường chứng khoán mỗi ngày, các bạn làm trong những cái lĩnh vực khác nhau, các bạn cũng cần các cái chỉ số, các cái thông số, nhưng các cái thông số về chính bản thân mình ở những cái khía cạnh quan trọng với cuộc sống của mình thì đôi khi chúng ta lại hay quên, hay không để tâm đến điều đó, cho nên là đấy mới là một cái khía cạnh rất cần chúng ta sẽ phải dành cho nó một cái sự lưu tâm, một cái khía cạnh quan trọng nữa đấy là chúng ta sẽ sống bằng cảm xúc của chính mình, cái khía cạnh mà chúng ta sẽ - nó sẽ quyết định cái cảm nhận thực sự hạnh phúc của của chúng ta, cái hạnh phúc tự thông, cái hạnh phúc yên tai, cái hạnh phúc bên trong mà không người nào làm khác được chúng ta, nó có một cái nếu như chúng ta quan sát thì chúng ta sẽ cảm thấy như là nếu mà chúng ta hay vào nền tảng Facebook chẳng hạn, hoặc là những mạng kết nối xã hội chúng ta sẽ cảm thấy như là cái dấu hiệu hạnh phúc ở trên Facebook nó giống giống nhau, mọi người thích show ra những cái gì đấy mà người khác nhìn vào có thể như là dễ ghen tị nhưng sau những con người đấy – bởi vì mình làm việc với tư cách là một nhà tâm lý – có rất nhiều bạn đến vào nói rằng là thực ra bạn – anh chị đấy vẫn có một cái cuộc sống gia đình – 2 người có 2 người con, kinh tế gia đình vững bền, đã ở với nhau 30 năm, cuộc hôn nhân 20-30 và đạt được rất nhiều những cái thành tựu như là một đôi mơ ước của rất nhiều người khác, nhưng mà thực tế cả 2 người cùng đang không cảm thấy hạnh phúc, không cảm thấy thực sự, thì cái fake happiness, cái hạnh phúc tưởng như cái hạnh phúc mà giả tạo mà chúng ta đang phải tạo ra thì không phải là bạn không có, bạn không thấy thực sự hạnh phúc mới đáng sợ mà bạn đang ngụy tạo, bạn đang giả vờ hạnh phúc thì còn đáng sợ hơn vì nếu chúng ta có đổ vỡ, nếu chúng ta có những điều chưa đạt được như ý mình, chúng ta nhìn nhận nó rồi chúng ta lại đi tìm kiếm một cái điều gì đấy đem lại năng lượng cho mình, nhưng nếu mà chúng ta phải luôn luôn giả vờ là mình hạnh phúc, phải luôn luôn là trông cho có vẻ giống hạnh phúc chẳng hạn thì đấy sẽ thật sự những cái rất nhiều người phụ nữ chia sẻ và kể cả nam giới, đến một cái độ tuổi người ta nhìn lại bản thân, người ta đang không biết là người ta thực sự đang muốn cái điều gì, và nhiều người hầu như không chia sẻ được cái điều đấy ra với ai, có thể sau một ngày làm việc mệt mỏi, mọi người đi về nhà, khi tắm chẳng hạn, người ta mới òa lên khóc nức nở khi mà mình tắm cùng với tiếng nước của cái vòi hoa sen, hay là khi lấy áo quần để mình thay đồ để diện ra bên ngoài để tham gia vàonhững cái nhịp điệu cuộc sống xã hội, những cái vai trò khác nhau, có những cái khoảnh khắc mà mình tự nhiên cảm thấy là cái đối thoại với chính mình, nhìn thấy chính mình và mình cảm thấy như là mình chỉ muốn chuii vào cái tủ quần áo để òa khóc bởi vì chúng ta phải, chúng ta có cái mặt nạ - cả mặt nạ của chính mình lẫn toàn bộ cơ thể bạn, và đôi khi chai mất đi cái cảm nhận thực sự của chính mình thì ở khía cạnh cảm xúc chúng ta cũng cần phải nuôi dưỡng cái cảm nhận, cái hạnh phúc đích thích thực của chính mình bằng việc là chúng ta hiểu bản thân, ví dụ chúng ta biết là khi nào chúng ta cảm thấy sợ, khi nào thì chúng ta cảm thấy mình bị tổn thương, người thân của mình nói với mình những cái gì, cư xử với mình những điều gì mình cảm thấy dễ chịu, nói những lời nào mà chúng ta cần có cái sự thông báo, có cái sự chia sẻ như thế nào đấy để chúng ta cảm thấy là chúng ta có được để hiểu, được chia sẻ, chúng ta cảm thấy thoải mái khi nào ở khía cạnh về cái sự cảm nhận, chúng ta cảm thấy thoải mái với ai, hoặc là trong chính những mối quan hệ, ví dụ với partner của mình, với người yêu của mình. Hôm trước mình có một cái buổi chia sẻ với các bạn sinh viên, học sinh Malaysia, thì mình có hỏi các bạn một ý là bạn cảm thấy hạnh phúc khi nào, thì có một bạn nói là tôi cảm thấy hạnh phúc khi tôi có người yêu, khi tôi ở bên cạnh người yêu, nhưng thật ra thì có thể chúng ta lúc ban đầu chúng ta cảm thấy có vẻ đúng, bởi vì đấy là cũng nhiều người mong muốn và nó cũng là một sự hiển nhiên, nhưng ngay cả khi chúng ta có một partner, chúng ta có người yêu, chúng ta có vợ, chúng ta có chồng, chúng ta có một mối quan hệ interrelationship, nhưng chúng ta cũng biết là khi nào thì người đấy làm cho mình cảm thấy hạnh phúc, nhưng khi nào thì không, khi nào thì những cái lời của người ta sẽ làm cho mình cảm thấy đau khổ, cảm thấy khó chịu, khi nào chứ không phải là có sự hiện diện nếu như là đã. Bởi vì có những khi mình, nếu mình trao cho người ta một cái quyền làm cho mình cảm thấy vui, làm cho cảm thấy hạnh phúc thì cũng có nghĩa người ta cũng có cái quyền có thể làm cho mình đau khổ đến cùng cực. Thì khi nào chúng ta quản lý được điều đấy và chúng ta tự phân tích được điều đấy ở chính mình trong cái tương quan giữa mình với người kia thì khi đấy chúng ta đang thực sự cảm nhận cái – chúng ta đang sống với những cái cảm nhận, với những cái cảm xúc thực sự của chính mình, hoặc là chúng ta cũng cần phải – tức là khi giận dữ thì mình làm gì, mình có biết mình khi nóng giận mình đáng sợ đến thế nào. Hay là mình hoặc là cái người kia làm cho mình sợ thế nào khi họ giận dữ, thì ít nhất là chúng ta phải gọi được tên cái điều đấy ra, sau đó chúng ta thương lượng với nhau, chưa tính cái bước đầu tiên chỉ là bước để hiểu, để chúng ta cần phải biết về những cái điều đấy. Hoặc chúng ta bối rối khi nào, những cái tình huống nào thì khiến chúng ta cảm thấy bị bấn loạn, chúng ta cảm thấy không biết tương tác như thế nào, nó cũng có thể liên quan đến lịch sử của bản thân, có nhiều người không biết làm thế nào để nói chuyện với người khác về tiền, có nhiều người thì cảm thấy rất là khó nói chuyện với nhau về khía cạnh tình dục với bạn tình, tiền thì đôi khi không phải chỉ với partner của mình, tiền có thể với mọi mối quan hệ, với bạn bè, bới đối tác, với sếp, với con cái. Rất nhiều những cái khía cạnh chúng ta phải biết là chúng ta – chúng ta thường né tránh cái điều gì, và chúng ta hiểu xem vì sao mình lại né tránh, hoặc mình thường tấn công người khác vì điều gì, cũng không phải chỉ là cái cảm nhận của bản thân mình, đôi khi chúng ta cũng có thể để tâm xem là khi nào mọi người sợ hãi mình – bởi vì có thể đấy là một cái khía cạnh mình không định như vậy, nhưng mà mình bỗng dưng lại trở thành cái người mà đáng sợ như thế trong những giây phút nào đó thì đấy là cái điều mà – khi mà chúng ta cho phép mình sống với cảm nhận của bản thân mình thì chúng ta cũng sẽ hiểu mình hơn và chúng ta cũng qua đó có thể hiểu được người khác hơn, thì đây là một thứ mà chúng ta cũng cần dành cái sự quan tâm cho nó. Phần tiếp theo, khía cạnh thứ tư của chúng ta thì đấy chính là chính mình và những cái mối quan hệ liên cá nhân, chúng ta nhìn cái hình minh họa, chúng ta chính là cái hình màu đỏ này, mình như là một cái mối nối để kết nối mình với tất cả những thứ xung quanh, cái nối này có thể nối từ ông bà tổ tiên, từ tông ti họ hàng theo cái quan niệm của người Á Đông mình, chúng ta được thừa hưởng những cái điều gì từ quá khứ, chúng ta bị ảnh hưởng với nó như thế nào, chúng ta cũng có những mối quan hệ trong hiện tại, trong tương lai, trong những cái giá trị trừu tượng của bản thân, kể cả đối với tôn giáo, thì một trong những cái chiều cạnh đơn giản nhất khi chúng ta bắt đầu để làm việc với bản thân ở các mối quan hệ, chúng ta có thể xem những cái người thân trong gia đình mình, những cái người quan trọng với mình, bạn bè mình, giáo viên của mình, thậm chí là ngôi sao ca nhạc, ngôi sao điện ảnh hay là một cái nhân vật trong tiểu thuyết nào đấy mà mình cảm thấy yêu mến, cái người đấy đem cái điều gì đến cho cuộc đời của mình, người đấy ảnh hưởng đến cuộc đời mình như thế nào, có cái mối quan hệ nào mà nó ngấm như là toxic relationship - một mối quan hệ độc hại, chúng ta cảm thấy chúng ta bị tổn hại ít nhiều ở trong đó, có nhiều đau đớn, có nhiều tổn hại, có nhiều cái tổn thương, chúng ta có thể hàn gắn nó được không. Chúng ta chỉ cần gọi tên thôi, chúng ta chưa cần giải pháp, nhưng chúng ta nhận diện nó đã, và chúng ta có muốn kiểm soát lại hay cân bằng lại cái mối quan hệ đó không, ít nhiều gì đấy chúng ta tự vẽ ra, ví dụ một cái mối quan hệ cân bằng nó rơi vào khoảng – mối quan hệ khoảng 5-6-7 chẳng hạn, có thể cái cán cân nó có thể không hoàn toàn – cán cân nó có thể không hoàn toàn là luôn luôn bằng phẳng, nhưng mà nó có thể trên ở cái mức độ như vậy thì chúng ta có muốn điều chỉnh lại không, muốn cái mối quan hệ đấy sẽ đậm đặc hơn hay sẽ nhạt đi bớt bởi vì bạn thấy bạn có nhiều tổn hại trong mối quan hệ này hay bạn cảm thấy bạn vui ở trong cái mối quan hệ này, bạn muốn củng cố nó, bạn cũng cần phải dành thời gian để mình để tâm đến điều đấy. Một cái khía cạnh đặc biệt quan trọng đấy chính là hiểu về hệ sinh thái tâm tính dục của chính mình và quyền tình dục, ở khía cạnh này giúp rất là quan trọng. Ví dụ một cái hệ sinh thái tâm tính dục thì chúng ta không phải là đến khi chúng ta có người yêu, chúng ta đến tuổi dậy thì chúng ta bắt đầu cảm thấy hấp dẫn bởi người khác thì chúng ta mới cảm thấy như là điều đấy là quan trọng, cái việc mà chúng ta – bởi vì sau này chúng ta có thể có con cái, chúng ta có thể có cháu, chúng ta có thể có cái những người trẻ tuổi hơn, và chúng ta cần có cái sự tác động, và chúng ta cũng từng là những cái em bé thì cái sự phát triển tâm tính dục không phải đợi đến khi chúng ta thực sự trưởng thành như bây giờ mà chúng ta đã được hình thành nên cũng từ khi từ trong bào thai, chúng ta cũng có phải là một đứa trẻ được mong đợi hay không – chúng ta lần đầu tiên khi mà biết về giới tính của mình, chúng ta có thấy hạnh phúc với cái giới tính của mình không, hay chúng ta mong ước hoán đổi cái giới tính của mình, chúng ta có phải là một đứa trẻ - cái giới tính của chúng ta có làm hài lòng cha mẹ mình không, cha mẹ mình tha thiết muốn có một đứa con gái nhưng mình lại là một chàng trai hoặc ngược lại. Cái quan hệ giữa cha mẹ bạn với nhau như thế nào, cái sự hiện diện của bạn có làm cho cái cuộc hôn nhân đấy, có làm cho cái đời sống của họ cảm thấy vui vẻ hơn không, thì những cái đấy cũng đã ảnh hưởng đến cái quan hệ của bạn với chính mình và hình thành nên cái hệ sinh thái về tâm tính dục của bạn từ khi bạn còn nhỏ, và đặc biệt là những cái ấn tượng về tâm tính dục nó sẽ có khác nhau một chút về giáo dục giới tính, sự phát triển tâm tính dục và tình dục giáo dục giới tính thì nó liên quan đến các chức năng nhiều hơn, tâm tính dục thì nó liên quan đến cả một cái quá trình chúng ta – chúng ta được ngoài thai, chúng ta được hình thành cái sự hình thành giới tính ngay từ trong bào thai, chúng ta thuộc giới tính thứ 3 hay là chúng ta thuộc cộng đồng LGBT+ hay là chúng ta được xác nhận là nam hay là nữ theo cách thông thường, cũng có thể có sự ảnh hưởng hoặc chúng ta bị miệt thị, chúng ta có những cái ấn tượng đầu đời về quan hệ tình ái như thế nào, chúng ta có thể chưa trải nghiệm điều đấy một cách thật sự, nghĩa là chúng ta chưa tham gia vào cái hoạt động tình dục đấy một cách thật sự, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy, bởi vì khía cạnh về tình dục, tình yêu có thể nó phản chiếu mà chúng ta không biết được. Nghĩa là chúng ta không cần phải đợi đến ngày chúng ta trưởng thành chúng ta có brush, chúng ta có người yêu, chúng ta có bạn tình mà nó hình thành ngay từ khi chúng ta còn bé chúng ta bắt đầu mở rộng thế giới quan của mình với xung quanh thì đồng thời thế giới quan của chúng ta về khía cạnh này bắt đầu được hấp thu thì thái độ của chúng ta vì điều đó, và đặc biệt là thái độ của người khác đối với chúng ta vì điều đó có ảnh hưởng đến bản thân mình, chúng ta ở lứa tuổi dậy thì chẳng hạn, chúng ta có cái sự chuẩn bị nào cho việc đấy không, bố mẹ có dám nói chuyện với mình, người lớn có dám nói chuyện với mình về khía cạnh tình dục hay là giáo dục về sức khỏe tình dục hay không. Có ai nói với mình về tình dục và tình yêu quan trọng như thế nào, và mình có hiểu biết về điều đấy, kiến thức là một khía cạnh nhưng cái thái độ của chúng ta với những kiến thức đấy cũng đem lại rất là nhiều những – và ảnh hưởng rất là nhiều đến chúng ta - chúng ta có hiểu biết về những quyền tình dục không, chúng ta có biết là mình có quyền được hưởng cái sự vui vẻ, cái sự hứng khởi, cái sự thỏa mãn trong tình dục, chúng ta có biết, chúng ta có đọc bao giờ về quyền, về sự riêng tư. Cái khía cạnh này ví dụ, cách đây khoảng mấy tháng thôi, một người bạn của mình là hiệu trưởng một trường Đại học Quốc tế ở Việt Nam, bọn mình chơi với nhau cũng lâu rồi và còn - cũng là đồng nghiệp thân thiết trước đây và bây giờ thì như là những người bạn hỏi mình là “Thành ơi, thế sinh viên mà nhìn thấy hôn nhau ở trong Cambridge của anh này! Thì bây giờ anh nên làm gì? Mình nói là, thế anh định làm gì? Tốt nhất là anh có thể đặt ra là có thể - một là anh có thể quyết định là anh coi như anh không nhìn thấy, hai là, đến khi mình hỏi - Thế anh định làm gì thì bảo anh không biết, thực sự anh không biết là anh nên làm gì, thế anh có thể quyết định là coi như anh không nhìn thấy, hoặc anh nhìn thấy mà anh cũng không bảo gì, vì đấy là việc của các bạn ấy mà, nhưng anh cũng có thể lựa chọn là nếu anh cảm thấy là làm điều gì đấy ảnh hưởng đến người khác, ảnh hưởng đến sự tập trung của anh thì anh có thể ra bảo là Bọn mày đang làm ảnh hưởng đến cái sự tập trung của thầy. Ví dụ là như vậy, chứ anh định “hòa trọn nó à” thì thật ra đây chỉ là 1 cách mình nói trêu thôi. Nhưng thật sự là thực sự là đôi khi chúng ta - những cái ứng về tình dục chẳng hạn hay là về những cái quan hệ mật thiết thì không phải là chúng ta có vị trí cao trong xã hội hay là giống ta có kinh nghiệm cuộc sống rồi, chúng ta đã kết hôn, sinh con, kể cả nghĩ là chúng ta đã thực sự hiểu và thực sự biết ứng xử một cách văn minh lành mạnh, chúng ta không cấm cản mà chúng ta tôn trọng như là một phần tất yếu của con người và cần được tôn vinh, cái điều đấy cần được trân trọng cái điều đấy thì tất cả những cái này đều cần - cần học hỏi, cho rồi chúng ta ở cái vị trí như thế nào. Ví dụ cá người bạn của mình là hiệu trưởng, anh ấy là một người rất là uyên bác và rất là Open, mà để học hỏi mọi khía cạnh, thực sự là đúng là còn nhiều tình huống mà chúng ta - trong những cái giây phút nào đấy chúng ta không biết chúng ta nên ứng xử như thế nào và rất có thể chúng ta sẽ trở thành một người ứng xử thô lỗ, thiếu hiểu biết về khía cạnh này, chứ không phải như là “Tâm tính dục thì nó chính là trên cơ thể của mình, chính là con người mình từ xưa đến giờ, cho nên là mình biết hết mọi thứ, ở chúng ta sẽ gặp khó khăn khi chúng ta nghĩ rằng mình biết hết mọi thứ và chúng ta cần phải phải học hỏi và có một cái sự thông đạt ở bản thân hoặc kể cả về quan hệ, về quan điểm của chúng ta về vấn đề tính dục, chúng ta có tôn giáo hay không. Vì trong tôn giáo của chúng ta có củng cố trong việc là khích lệ cái việc chúng ta tìm hiểu hay là hưởng thụ cái đời sống tình dục của mình hay không, một cách lành mạnh hay là cái tôn giáo lại hướng chúng ta đến cái sự kiên nhịn tình dục hay là cấm cả, hay coi đó như là một cái điềm gì đấy đáng xấu hổ. Thì, vấn đề không phải cái tôn giáo sai hay là đúng, mà vấn đề ở đây là người có cái tôn giáo như vậy, có quan niệm như vậy thì chính bạn phải ứng xử như thế nào, bạn tiếp tục theo hay bạn không muốn theo, hay bạn vẫn theo nhưng bạn có những cái cách đi của riêng mình thì đấy mới là vấn đề quan trọng nhất, cho nên là chúng ta cần phải hiểu về vì điều đó. Chúng ta cũng có cả quyền tình dục của người trẻ tuổi, còn tình dục của người cao tuổi - chúng ta – tất cả những cái khía cạnh đấy chúng ta cũng cần phải được biết. Ví dụ, ở đây hôm nay tham gia thì có thể là có nhiều người đến từ các vùng khác nhau trên cả nước ,ví dụ ở Hà Nội chẳng hạn, mọi người có thể nghe đến cái khu bãi giữa sông Hồng gần cầu Long Biên, có một bãi tắm tiên rất là nhiều các cụ ông hay ghé qua đấy và rất nhiều người có như kiểu sinh hoạt thành một câu lạc bộ, và người ta tắm ở cái khu vực đó, thì trước đây có một người bạn của mình – phải cách đây mười mấy năm rồi, thì chính bố của bạn ấy là một trong những người đầu tiên, có thể như là founder chẳng hạn, ở cái khu vực đấy. Khi ông cũng phải đã 75 76 tuổi, và bạn cảm thấy – vì gia đình của bạn cũng là một gia đình có một cái vị thế xã hội, xong bạn ấy rất là đau khổ, bảo là “Tự nhiên ông già tao lại nghĩ ra cái trò đấy mà làm cho mọi người xì xào này kia, mình có trêu, mình có bảo là “Ơ, thế cái việc đấy thì ảnh hưởng gì đến anh”. Bảo “Không ảnh hưởng gì đến anh nhưng mà mọi người tự nhiên xì xào bàn tán rồi nói không ra gì, bảo rất là mang tiếng như kiểu là sa đọa, xấu xa”. Mình hỏi “Thế ông cụ có làm cái điều gì ảnh hưởng đến anh không?”. Thì xong một hồi, thật ra thì không! Đôi khi chúng ta còn phải cảm thấy là vui bởi vì ở lứa tuổi đấy mà ông vẫn tự enjoy được, còn thu hút được rất nhiều người cùng tham gia một cái hoạt động mà thực sự họ không có ảnh hưởng đến ai hết cả, họ chỉ đang làm vui cho bản thân và thậm chí là có thể còn tạo ra những thứ giá trị người khác. Bảo là mình tầm tuổi này 30 mình đã cảm thấy là mình không chú Tâm đủ, không chăm sóc bản thân đủ ở khía cạnh này mà một ông 75-76 mà vẫn có một cái tinh thần vui khỏe và tìm hiểu những cái khía cạnh đấy thì chứng tỏ là chúng ta còn phải ngưỡng các cụ chứ không phải chỉ là dọa vào cái chuyện là “À, như thế thì ngược lại với thuần phong, mỹ tục”, thức ra chúng ta không có cái thuần phong mỹ tục đó, đôi khi chúng ta tưởng tượng ra cái điều đấy thôi và thực chất là họ đang không làm gì ảnh hưởng đến ai, và cái thiếu hiểu biết của vấn đề về tình dục ở người cao tuổi chẳng hạn, đôi khi có thể dẫn đến rất là nhiều những cái hệ lụy như chúng ta nói, nhiều chuyện là lạm dụng tình dục hay là ấu dâm rất nhiều liên quan đến người cao tuổi, bởi vì thiếu cái sự ứng xử cách hợp lý và chúng ta dùng rất là nhiều cái định kiến để quy chụp, cho nên đôi khi người ta sẽ có những cái ứng xử không hợp lý và đôi khi những cái liên quan đến đạo đức hay liên quan đến tội phạm về tình dục, nó chỉ xảy ra trong giây lát, đúng cái giây phút này, đúng cái phút này, đúng cái ngày hôm nay tự nhiên cái điều đấy nó thúc đẩy một cách mạnh mẽ, chứ còn ngày mai tôi lại qua cái giây phút đấy rồi, mà tôi kiểm soát được tốt, tôi lại trở thành một người bình thường cực kỳ tốt đẹp, cực kỳ nhiều các giá trị, cho nên để chúng ta phải dán đối thoại, và chúng ta nhìn thấy cái con người của chính mình đôi khi là nhìn thấy, nếu một người mà coi đấy là cái con quỷ bỗng dưng sống dậy thì chúng ta cũng phải nhìn cái con quỷ ấy ở bản thân để chúng ta nhìn thấy những giây phút thiên thần của mình để biết là mình nên ứng xử điều đó như thế nào, vì chúng ta không nhìn thấy, chúng ta nghĩ không bao giờ chúng ta có thì rất có thể chúng ta không kiểm soát được những giây phút, những cái thời điểm, những cái lúc mà bất thình lình cái con quỷ đấy đóng chiến chẳng hạn. Nhưng mà thực ra thì do chúng ta thiếu cái này sự để tâm đến và chúng ta không dành thời gian để đối thoại và để nhìn nhận, để phân tích bản thân mình ở những cái khía cạnh đó. Hình như là anh Quát muốn?

28 : 42 - 30 : 57

OK. Thì cứ ngại một điều ở trong những cái khía cánh này. Thực ra những cái thông điệp cơ bản thì mình cũng đã cũng đã chia sẻ rồi, cái khía cạnh vì tâm tính dục hay quyền tình dục thì chắc là chúng ta có thể nói chuyện với nhau theo năm theo tháng vẫn không hết, bởi vì nó sẽ rất rất là nhiều những cái khía cạnh sẽ được mở ra, nhưng mà cái điều quan trọng nhất ở đây đấy chính là chúng ta phải - chúng ta biết nó là điều quan trọng rất lớn đối với bản thân mình và chúng ta cần dành thời gian cho nó – Unstand we by đến tận khi mà chúng ta chết thì điều đó mới rời bỏ chúng ta, những đứa khác có thể rời bỏ chúng ta sớm nhưng mà khía cạnh này thì song hành cùng với bản thân mình cùng với bản ngã của mình, cùng với cuộc sống của mình và mở ra rất là nhiều những cái chiều cạnh để chúng ta nhìn thấy con người cá nhân của mình. Thế nên là chúng ta rất là cần để dành cái thời gian cho nó và chúng ta cũng đặt nó trong tình yêu, trong hôn nhân, trong các mối quan hệ của mình. Mình có tình yêu hay không, mình có bước chân vào hôn nhân hay không thì vẫn có khía cạnh tình dục, vẫn có đời sống tình dục, và chúng ta sẽ quyết định nó như thế nào. Bởi vì đôi khi chúng ta có thể đồng nhất tình dục tình yêu hôn nhân, nó như là một cái gì đấy bảo trùm lên nhau, nhưng cũng có thể chúng ta có sự tách biệt nhất định và với rất nhiều người thì nó cũng có cái sự tách biệt nhất định. Thì chúng ta phải dũng cảm để nhìn lại “à” với mình các khía cạnh này giao thoa với nhau như thế nào, tách biệt với nhau như thế nào, và mình bị ảnh hưởng điều đấy như thế nào, thì chắc là vì nếu mà mình nói thêm thì rất có thể mình sẽ nói quá mất cái giờ đó ấy. Thế nên có thể là chúng ta sẽ tạm thời dừng ở đây, và để mọi người có thể đặt câu hỏi và có thể chia sẻ, hay là như thế nào, có thể vote Hùng Võ, có thể để chúng ta đi tiếp trong cái buổi ngày hôm nay

30 : 58 - 34 : 11

OK. Thật ra là em thấy cái phần chia sẻ vừa rồi rất hay chị Hà Thành ơi em. Nghĩ em là cái sự lựa chọn của em là đúng khi mà chị em mình chưa có nói chuyện với nhau và em cũng không biết là hôm nay chị sẽ nói cái gì á. Nên cái cảm giác là thú vị, em ghi chép rất là nhiều luôn, và em cũng không biết hôm nay chị sẽ nói cái gì á, nên cái cảm giác rất là thú vị. Em ghi chép rất là nhiều luôn, và em cũng học được rất nhiều thứ. Tại vì thật ra em rất mong đợi buổi hôm nay bởi vì mặc dù em cái ngành làm nghề, làm việc của em thì nó không có liên quan trực tiếp tới psychology, với tâm lý nhưng mà thật ra là cái fundamental ngành của em, cái cốt lõi ngành của em thì lại luôn luôn là tìm cho con người. Luôn luôn đi tìm hiểu là đâu là nỗi sợ, đâu là hạnh phúc, đâu là cái motivation mà thật sự khiến ta làm một thứ gì đó. Và tụi em hay nói là marketing trope, cái này em mới nói với một người em của em đó là marketing nó giống như là hack human minde vậy đó, có nghĩa là mình tìm cách để hiểu và có thể insert một cái đường lối suy nghĩ nào đó. Thì trong cái fundamental marketing nó có một cái section rất là quan trọng đó là câu chuyện self understanding, thì em rất là vui ngày hôm nay được nói chuyện với chị ở một cái chiều kit rất khác, và em nói trước là sẽ hỏi khó và sẽ có những cái câu hỏi mà em muốn làm rõ chứ không phải là trailer. Cái câu đầu tiên – chị Hà Thành – có nghĩa là em bị thói quen về ngôn ngữ. Tại vì em thấy cái slide đầu tiên, chị nói là Know yourself, em thì em ngày xưa em học em nhớ là hồi xưa em đi học em có học được một cái câu nói mà em nhớ mãi luôn á. Hồi xưa ở Lê Hồng Phong, thầy cô của em dạy em cái câu là “Expected to understand thunted than to know it” - có nghĩa đó là một câu nói mà em - nó là lifetime lac-tion của em luôn. Thì lý do tại sao em start với câu nói này, tại bị know yourself và understand yourself. Thì theo em hiểu là hai cái khác nhau. Theo em hiểu đó là 2 thứ khác nhau. Theo em hiểu về mặt ngôn ngữ thì chị Hà Thành giúp em correct it and wrong. Theo em hiểu là cái known nó là - mặc dù known và understand nó là cùng một cái một cái concept, nhưng nó khác nhau, bởi vì known nó thường là nói về cái gì đó rất là static, có nghĩa nó rất là tĩnh và nó không có di chuyển, bởi vì nó là đến từ một cái infestation, có một cái cách đọc của một acact a fact – rất là nhiều cái sự kiện – nhưng mà understand thì khác – understand thì nó active hơn, nói chủ động hơn - nó biến chuyển hơn - nó progress ship hơn - understand nó more về câu chuyện - nó là theo em hiểu nó là: cái khả năng mà phân tích, phân tích một loạt cái fact và đặt nó trong confact - một bối cảnh cụ thể để từ đó mình fomr ra, mình hình thành ra một cái bức tranh lớn hơn để - ở đây, cái chủ thể đây là bản thân. Có nghĩa là, với em em muốn bắt đầu với cái câu hỏi này. Vì sao, bởi vì sao. Bởi vì, tại vì nếu mình đồng ý với nhau là no one self hay inderstand one self, nó sẽ imply 2 cái ý nghĩa khác nhau đối với audience. Nếu known là OK. Đây có những thứ, tại luôn luôn tin là con người thay đổi, con người thay đổi, con người biến chuyển.

34 : 12 - 34 : 15

Chúng ta không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông.

34 : 16 - 35 : 05

Chính xác. Cùng y chang uống ly cà phê buổi sáng thì cái cà phê đó cũng tâm trạng mình cũng khác, bối cảnh mình cũng khác, cái người bên cạnh mình cũng khác, mọi thứ nó khác. Thì em mới muốn bắt đầu một câu hỏi khó, thì đó là: Vậy mình nói là Known one self hay là understand, nó nên là một cái hiểu lý tính cố định hay là một cái hành trình mà không ngừng tìm hiểu vì bởi vì theo em nó phải là một hành trình. Bởi vì mình phải chấp nhận bản thân mình, mình phải biết bản thân mình thay đổi và thậm chí mình - và điều đó nó cũng tạo cái nền tảng làm em hay gọi là self compaction – có nghĩa là tự mình trắc ẩn với mình - tha thứ cho mình. Đó, nên cái đầu tiên mà child cái mind của em đó là known one self, em put được veryfirst challenge, understand one self.

35 : 05 - 38 : 50

Cả hai đều có ý nghĩa và cả hai đều có những giá trị nhất định. Know yourself thì bạn phải tôn trọng những cái fact, cho dù bạn muốn có hay không có cái fact đấy, cái sự thật đấy thì nó vẫn tồn tại. Ví dụ mình là một đứa con sinh ra không có tình yêu của bố mẹ, thì cho dù mình khao khát là mình cần phải có tình yêu của bố mẹ, lẽ ra mình phải sinh ra trong một cuộc hôn nhân viên mãn, mình phải được mọi thứ đầy đủ như bao đứa trẻ khác, nhưng sự thật là mình được sinh ra khi mà bố mẹ chả ai mong đợi hoặc là thậm chí mình là - người ta gọi là ví dụ là con rơi hay gì đấy - Nghĩa là cho dù là nếu chúng ta ở hoàn cảnh này - chúng ta không muốn nhưng mà sự thật là như vậy, thì cái việc là known yourself là chúng ta phải biết những thứ về bản thân mình là sự thật, đôi khi chúng ta không dũng cảm để nhìn thấy điều đấy, chúng ta không chấp nhận điều đó, thì cái khía cạnh known này là tất cả những gì là fact xảy ra đến với con người mình, mình phải chấp nhận cái cái điều đấy và nhìn nhận nó như nó ra một sự thật hiển nhiên, còn ví dụ cái hiểu bản thân, hiểu là mình cảm thấy là “à, cùng ví dụ mình là một trẻ mồ côi chẳng hạn là như vậy”, hai đứa bạn với nhau là trẻ mồ côi cùng nhận biết. Ví dụ known là chúng cũng biết là “ừ” mình không còn bố mẹ ở trên đời – ví dụ là như vậy. Nhưng có một đứa thì nó sẽ cảm thấy là không còn bố mẹ thì sao, mình cũng vẫn phải sống, một đứa thì sẽ cảm thấy là “ôi! thật là! ngày nào nó cũng sẽ đi ngồi nghĩ là cái đứa kia thích thế, sao nó lại có bố, có mẹ, mình thì không! thật là bất hạnh cuộc đời! đấy, chẳng hạn. Thì cái hiểu là cái sự khác nhau, hiểu nghĩa là cái điều đấy ảnh hưởng gì đến tôi, cái sự thật này, cái fact này đang ảnh hưởng gì đến cuộc đời của tôi, ảnh hưởng đến đời tôi là ngày nào tôi cũng phải đau khổ vì “vị” hay ảnh hưởng đến đời tôi là tôi cũng có một chút đau đau, đau xong tôi gói ở đấy, mai tôi lại đi tiếp. Xong thỉnh thoảng tôi lại nhớ ra, hoặc có người nào động đến chẳng hạn, tôi lại đau đau một tí, xong rồi tôi lại thôi. Bởi vì đau thì cũng không giải quyết được gì. Ví dụ như vậy! Thì ít nhất là chúng ta đang hiểu là cái fact đấy, cái sự thật đấy đang vận hành thế nào trên con người của chúng ta. Cái nỗi đau đớn đấy đang chạy qua trên cái con người của chúng ta như thế nào và đi cùng với chúng ta vào các sự kiện trong cuộc đời như thế nào. Thì cái hiểu nó là một bước cần có nhiều – Chị thấy là Hùng Võ hoàn toàn hiểu tất cả các cái ý như thế này, chị chỉ muốn làm rõ và đem nó vào đời sống của chúng ta, là nó đang ảnh hưởng như thế nào. Và nếu hiểu, nó còn có nhiều những cái sâu xa hơn, ví dụ một là sau này trong tương lai, rất có thể chúng ta sẽ hành xử trong nhiều khía cạch. Ví dụ có những người sẽ cảm thấy là khi người ta nhắc đến cái điều đấy, mình đã cảm thấy tổn thương luôn, mình đã cảm thấy đau khổ luôn, mình đã đóng kín luôn, mình đã cảm thấy muốn tuốt người ta ra khỏi cuộc đời mình, ra khỏi context này. Đấy là một kiểu, nhưng có những người thì khi mà người ta nhắc đến là mình đau tái dại đi, mình không còn nói được cái lời gì, nhưng có người thì người ta “à, chạm đến cái đấy, đau đau một tí, nhưng mà – ôi! cuộc đời mà, nó cũng vẫn vận hành như vậy! tôi vẫn phải làm việc, tôi vẫn phải vẫn phải tương tác, tôi vẫn phải các thứ, thì cái việc này chúng ta nhìn cái hiểu cho chúng ta nhìn thấy là - à cái partion behavior– cái hành vi của chúng ta, phản ứng lại của chúng ta với cuộc đời, với cuộc sống trước mỗi một cái biến cố hay trước mỗi một tình huống mà chúng ta phải đối mặt thì chúng ta đang hành xử nó theo cách như thế nào, và nó ảnh hưởng đến điều gì

38 : 51 - 39 : 25

Thưa chị. Em thử paraface lại ha. Có nghĩa là em hiểu là cái đúc kết ra là: Đầu tiên là mình phải đến từ cái know trước, có nghĩa là mình phải có một cái sự - mình hiểu đó là fact và mình không có một cáu sự dũng cảm mình đối mặt với cái fact đó và mình hiểu là cái fact này nó build ra những cái DNA của mình của mình, ra những cái experience của mình đến thời điểm hiện tại. Nhưng mà mình phải rộng ra, mình hiểu là “à” cái thực tế của bản thân mình là progressed mà, bản thân mình là tiến hóa, mình phát triển mà. Thì nó sẽ là “à”, mình phải hiểu là mọi thứ nó còn có context nữa, và mình hoàn toàn có quyền có một cái feeling, có một cái cảm xúc, có một cái cảm nhận khác để mà mình có thể đạt được những cái cái sự hiểu bản thân sâu hơn ở giai đoạn tiếp theo. Em hiểu vậy đúng không chị?

39 : 26 - 39 : 36

Rất đúng. Bởi vì nó có một cái là thực ra lúc nãy Hùng có nói là chị cái known yourself, thực ra là chị tìm nó trên mạng thôi.

39 : 37 - 39 : 38

Ôi, trên mạng

39 : 39 - 41 : 51

Cũng không sâu xa lắm đâu. Nhưng nó có một yếu tố đấy là thực ra người Việt Nam mình là cái overthing rất là nhiều và khi mình overthing thì đôi khi mình lại không tôn trọng fact lắm. Là chúng ta rất dễ là “à” có một cái fact rất là nhỏ và chúng ta phân tích và chúng ta nghĩ nó rất rất là nhiều, và đôi khi cái đau buồn, cái emotion, cái nghĩ ngợi quá nhiều, xâm chiếm hết tất cả chúng ta. Cho nên là cái việc mà đặt ra là known đầu tiên là chúng ta cần phải biết cái điều đấy đã, chưa cần biết là nó ảnh hưởng gì đến mình, chưa cần biết nó ảnh hưởng gì đến ai, nhưng chúng ta gọi tên những cái sự thật hiển nhiên nó bao quanh con người mình, cuộc đời mình, rồi lúc đấy chúng ta mới tính tiếp, thì đấy là cái bước rất rất là quan trọng. Còn khi chúng ta chỉ nhìn một điểm, nếu chúng ta phân tích quá nhanh, chúng ta chỉ nhìn một điểm, thế là chúng ta sẽ vội vàng làm cái gì đó, thì rất có thể những cái điểm khác ấy - bởi vì chúng ta known điểm này mà chúng ta chưa known điểm khác, nó lại lên tiếng. Bởi vì trong một hành động của chúng ta nó được motivate, nó bị kích hoạt, nó bị kích ứng bởi rất là nhiều những thứ vừa tại hiện tại, vừa tại quá khứ và bị thúc đẩy. Những lúc chúng ta cáu giận, hoặc là những cái tình huống cốt tử, những tình huống challenges thì cái fact vừa hiện tại nó không có tác động để bạn nhiều lắm bằng cái thúc đẩy trong quá khứ, cái quá khứ của chúng ta, những nỗi lo lắng của chúng ta từ trong quá khứ nó mới quyết định. Có lúc ta sáng suốt nhá, thì chúng ta cực kỳ minh mẫn rồi, chúng ta sẽ phân tích đủ thứ và thông thường là chúng ta sẽ đây ở vấn đề hiện tại, chúng ta phải ứng xử như thế nào. Thì thường là chúng ta sẽ quản lý điều đấy rất là tốt, nhưng khi chúng ta mất kiểm soát thì ngay lập tức là cái tiếng nói từ quá khứ của chúng ta, những đau đớn,những thất bại, những ẩn chứa, những ẩn ức của chúng ta nó bắt đầu lên tiếng bùng một cái và rất nhiều thứ nó lên tiếng cùng một lúc, cho nên chúng ta sẽ rất - nhiều người bảo là vì sao “giận mất khôn”, giận nó chả có lỗi gì mà chỉ vì là lúc giận mà chúng ta không biết chúng ta giận thì chúng ta mới mất khôn, chứ còn chúng ta biết là khi cơn giận đến, chúng ta biết là cơn giận đang đến thì thường là chúng ta vẫn ngôn y xì như mọi khi, nên là giận chỉ đang là bị đổ vạ thôi chứ còn không phải là - không phải thực sự là tại nó, mà tại mình không biết nó

41 : 52 - 42 : 19

Em cảm ơn chị. Em đi tiếp một câu hỏi nữa. Em nghĩ là một cái câu hỏi mà em nghĩ nó rất là “hiện sinh”. Tại vì mình hiểu là cái self understanding đúng không - cũng như là – nó là tập hợp những cái niềm tin của một cá nhân về bản thân của họ. Nhưng mà câu hỏi đặt ra em nghĩ là nó sẽ luôn luôn có một cái struckgo - nếu trong trường hợp cái niềm tin của bản thân có bị ngược lại với hiện thực thì sao?

42 : 20 - 42 : 21

Em ảo tưởng

42 : 22 - 43 : 08

Em ví dụ mình tin là “À, mình rất là giỏi thứ này, nhưng mà thực tế có thể là trong cái - một cái bendmark của xã hội, một cái hệ thống nào đấy thì người ta không nhìn nhận mình giỏi cái đó. Thì em muốn hỏi, vậy trong cái - thứ nhất là em muốn hỏi về mặt tâm lý học là: Cái này nó có phổ biến không, có là cái self understanding – cho nên quá khó khăn khi mà cái tập hợp niềm tin đó nó khác với hiện thực - tôi vẫn tin, tôi muốn ngủ, muốn ngày mai, sáng mai tôi dậy, tôi muốn tôi tên là - tôi là một con người như thế này - nhưng mà xã hội không cho tôi niềm tin đó. Thì nó có rơi vào - thì mình – thứ nhất là nó phổ biến không – thứ hai nếu mình cứ tiếp tục tin mà cái khác với hiện thực thì mình có vào duy ý hay không. Và về cái cách giải quyết nó sẽ là như thế nào chị?

43 : 09 - 46 : 39

Thứ nhất là nó không quá phổ biến nhá. Nếu quá phổ biến thị xã hội của chúng ta hoặc là toàn bệnh nhân tâm thần, hoặc là toàn thiên tài. May mắn là chúng ta đa phần là người thường, cho nên là chúng ta sẽ có thể có những giây phút là chúng ta sẽ cảm thấy hơi ngộ nhận về bản thân, nghĩ mình thiên tài - chúng ta quan sát những bạn trẻ 3 tuổi, những bạn bé 3 tuổi nó sẽ nghĩ nó là siêu nhân, nó có sức mạnh phi thường, nó có tất cả mọi thứ và ai cũng cần phải có cái giai đoạn đấy, nếu chúng ta có các bạn nhỏ, chúng ta không cần hạn chế nó, không cần phải nhắc là con chỉ là người thường thôi, cứ để cho nó là siêu nhân, cứ để cho nó được bay bỗng, và ai cũng phải trải qua cái giai đoạn đấy. Thế nhưng khi chúng ta đi qua cái giai đoạn đấy và chúng ta lớn lên dần, chúng ta bắt đầu càng ngày càng known yourself nhiều hơn, nếu chúng nó không bị hạn định bởi người khác, bị người khác ấn vào cái hiểu biết của mình, nhiều khi chúng ta nghĩ là học hỏi là một quá trình quan trọng, nhưng học hỏi đôi khi làm cho chúng ta bị thiên lệch, cho nên cái sự biết một cách tự nhiên dần dần ít một cái sự chấp nhận của bản ngã của bản thân mình, đấy là cái known một cách chắc chắn nhất. Còn cái việc mà chúng ta học một cách vội vàng, nhồi nhét. Rất có thể là chúng ta đang bị định hướng bởi nhiều thứ khác nhau thì nó sẽ dẫn đến cái như thế này là: Đôi khi chúng ta ngộ nhận, chúng ta cũng cảm thấy là trong xã hội có nhiều người người ta ngộ nhận về bản thân, thì cái ngộ nhận ở bản thân nó có thể đến từ nhiều khía cạnh. Tức là: một là họ chưa đủ biết bản thân mình, bởi vì biết - biết bản thân mình còn phải biết là “à” trong khía cạnh này tài năng của mình - Mình có tài ra phết đấy, nhưng mà cái tài này nó ở mức thang nào. Ví dụ từ 1 đến 10, tài của mình đang ở mức 1 thì cũng tốt, mình cũng phải ghi nhận là mình cũng có một tí tài năng. Hay là tài của mình đang ở mức 2, mình cũng 2 tí tài năng. Nhưng ví dụ, tài của mình chỉ ở mức 2 mà mình nghĩ là mình mức 10 thì nghĩa là từ 2 cho đến 10 là mình đang không biết cái này năng đấy, mình đang hơi ảo tưởng. Cái quan trọng nhất là bạn biết và bạn tôn trọng cái điều đấy. Bạn chỉ có một tí thôi thì cũng vẫn được, chứ không cần là phải quá nhiều, còn với một người mà người ta luôn tin là người ta có tài năng cực kì đặc biệt thì nó sẽ có khả năng là một thực sự họ là thiên tài mà tất cả những cái người thường như mình đang chưa cảm nhận được, hoặc hai: họ cũng có những cái hoang tưởng nhất định về bản thân. Thì cái cái tuýp người hoang tưởng nhất định với bản thân mà chưa phải ở mức độ bệnh lý nó đôi khi là một cái là vì họ quá ít cái sự ghi nhận. Nếu mà bạn thân họ quá ít cái sự ghi nhận ở bản thân thì rất có thể họ rất khao khát tìm kiếm cái sự ghi nhận đấy và vô tình cái sự đấy nó cứ phải - người ta sẽ phải tăng thêm một tí, người ta phải nói khoác thêm một tí, người ta phải make up cái này cái kia thêm một tí trong cái con người của ta và vô tình nó thành quen. Bởi vì để tìm được một cái sự công nhận quá khó đối với họ, một đứa trẻ nếu mà nói mình bị mắc lỗi, mình bị như thế này thì ngay lập tức sẽ bị phê phán và thường như vậy. Nhưng nó vẫn muốn nó có được một cái sự khích lệ, một cái sự tôn vinh. Và nó cứ phải cố gắng nói dối thêm thêm và vô tình nó trở thành lặp lại nhiều lần, thì tất nhiên là nó sẽ không giống nhau ở mọi người, bởi vì cái known của mỗi người, cái fact của mỗi người nó khác nhau. Thì ví dụ để phân tích được chính xác là với người này cái gì là ảnh hưởng nhiều nhất, chẳng hạn - Thì câu chuyện nó phải được mở ra ở rất là nhiều những cái tình tiết. Nhưng mà thông thường là nó khởi phát từ chuyện là người ta phải khao khát tìm kiếm một cái sự ghi nhận nào đấy trong quá khứ và khi càng thiếu vắng nó thì cái make up, cái người ta đôi khi làm lố lên nó càng nhiều.

46 : 40 - 48 : 05

Thật ra, tại vì em muốn xoáy vô cái câu hỏi này. Tại vì em rất là thích cái phần chị sẽ đầu tiên của chị á. Cái chuyện là mình phải có cái self believe, mình có giá trị và em rất là thích cái câu của chị là “Cho dù cả thế giới này không còn ai tin mình. Thì mình cũng phải là người tin mình. Mình có giá trị, mình có ý nghĩa”. Nhưng mà có cái cách nào á chị, để mình có thể mình phân biệt được là mình có đang overestimate và cái thứ hai với cái hiện thực hay không. Và cái thứ hai nữa, trong cái ý thứ hai của chị nói là mình phải xác định rất rõ đâu là vũ trụ của mình, đâu là vũ trụ của người khác, thường cái enzyerti – cái fresher và cái miserable nó đến từ cái chuyện là mình không rõ cái vũ trụ quan của mình mà mình luôn luôn đặt mình trong vũ trụ người khác. Nhưng mà rõ ràng ở đây nó có tính interrelated, nó có tính liên quan – tại vì mình - em vẫn thấy struckgo, nếu em là một bạn trẻ, em vẫn sẽ thấy struckgo. Vậy thật sự mình như thế nào, mình đang hoang tưởng hay là mình đang thực tế và nếu nói rằng chúng tôi - mình phải có sống, mình phải biết cách cân bằng giữa cái activation của xã hội đặt lên mình, các chuẩn mực của xã hội, với bản thân thì - thì nếu vậy thì liệu rằng mình có bị nhập nhằng giữa cái known với cái fact và

48 : 06 - 54 : 21

Nó nhập nhằng cũng chẳng sao em ạ. Quan trọng là em phải dám nhìn thôi. Còn em “ồ” hóa ra mình đang nhập nhằng đấy thì cũng không sao. Kể cả em có bảo là “ừ” hình như mình đang hơi hoang tưởng thì cũng chẳng sao cả. Quan trọng là em đang biết, em đang tự thấy mình thiên tài thế này sao chả có đứa nào nó công nhận mình nhỉ. Hình như mình đang hoang tưởng một tí về thiên tài của mình, thì đấy là bước quan trọng. Còn ví dụ là ngày nào em cũng bảo với nó là “mày phải công nhận tôi đi”, mình khát khao là nó phải công nhận mình là thiên tài, nó gần một cái thế là mình về hạnh phúc. Đôi khi nếu mình biết là nó chỉ đang giả vờ thôi, mình vẫn hạnh phúc cũng được. Nhưng nghĩa là mình phải biết được những cái điều đấy, mình đánh đứa đồng nghiệp bên cạnh “mày công nhận tao là thiên tài ngay để tối nay tao về đồ ăn cho ngon” - ví dụ là như vậy. Cả tháng nay tao không được đứa nào công nhận tao điều này, nhưng ít nhất là em phải dũng cảm nhìn thấy điều đấy ở bản thân thì điều đấy vẫn trở thành fact của em, vẫn trở thành một sự thật là “à” chúng ta cứ mơ ước đi biết đâu cái đấy nó lại thành sự thật đấy. Thì điều đấy không sao nhé. Cái sao ở đây là chúng ta không dám công nhận, đứa nó bảo là hình như mày hoang tưởng. “Mình không, làm gì hoang tưởng. Nó thật đấy”. Thì đấy mới là hoang tưởng, còn mình ngộ ra là “Ừ nhở, sa đứa nào cũng bảo tao hoang tưởng, có vẻ tao đang hoang tưởng thật à, thôi mày cứ khen tao một câu đi, để tao sống được với cả cái hoang tưởng này của tao cho nó yên trí”. Vậy thì em lại bước thêm một bước, vừa là đã hiểu thêm vừa là chấp nhận cái fact đấy và vừa là chấp nhận cả cái sự nhập nhằng đó. Bởi vì sao? Đến tận chúng ta chết, có khi chúng ta mới thốt lên thực sự ta là ai, chứ còn bây giờ ông ấy đang trở thành ta là ai thôi. Bởi vì chúng ta đâu có phải chỉ sống đến giây phút ngày mai chúng ta - tí cái chúng ta chưa nghe thì chúng ta chưa kịp biết mình thực sự là ai. Còn nếu mà, nếu mà chúng ta vẫn còn diễn tiến thì cái “tôi là ai” đấy vẫn còn đang được vẽ tiếp. Chúng ta đang vẽ tiếp cái “tôi là ai” của đời mình. Thế nên là có cái sự nhập nhằng là chuyện hiển nhiên, hôm nay chúng ta cảm thấy cực kỳ rõ về bản thân mình rồi, ngày mai tự nhiên lại “ồ” mình lại vẽ thêm bản thân mình thêm một chút nữa. Thì đấy là chuyện hoàn toàn bình thường, và chúng ta đang biết mình thêm mỗi ngày. Biết mình thêm ở nhiều chiều cạnh thì lúc đó chúng ta “haha” - hóa ra mình có nghĩ mình như thế này mà hóa ra mình lại là như thế nọ - đấy chẳng hạn. Thì đấy cũng là biết thêm về bản thân. Cũng có những khía cạnh là trong tâm lý hoặc là các cái bây giờ đã dùng trong các công cụquản lý về nhân sự ấy. Nó có cái cửa sổ gọi là cửa sổ Johary của Jo và Harry - 2 người này cùng đưa ra. Đấy là có những thứ mình biết rõ mình và người nào biết rõ mình. Ví dụ chị đang có một cái tóc kỳ cục chẳng hạn, chị biết rõ là điều đấy và mọi người nhìn thấy là biết ngay đấy là cái khía cạnh. Nhưng có những cái là chị biết mà mọi người không biết về chị, nhưng cũng có cái là mọi người biết mà chị không biết. Ví dụ ban nãy, khi mà chị có một chút trục trặc về đường - không phải đường truyền mà vì ở gần nhà chị đang có tiếng ồn rất là mạnh. Thế nên chị phải lấy cái tai nghe, thì tai nghe là phần chị không có test được ban nãy lúc ban đầu. Đeo tai nghe thì chị bị làm rơi xuống chị lại phải nhặt lên. Và chị không nhìn thấy bản thân mình, thì rất có thể là chị có nhiều cái hành vi kỳ cục lúc mà chị đang pi-zen chẳng hạn, thì chị không hề biết điều đấy, mà mọi người có thể biết. Thì, nhưng cũng có những cái vòng mù là mình có năng lực mình không biết và những người xung quanh mình cũng chưa từng biết mình có cái năng lực đấy, thì cái known youself mỗi ngày thêm, và mình phải dấn thân thêm là để mình nỗ lực biết những thứ mà mình còn chưa biết về mình, và người khác cũng chưa biết về mình, nhưng nếu mình chỉ cần có một tí niềm tin về chuyện là “Hình như mình cũng rất còn cái gì đấy, mình còn cần phải khám phá bản thân mình hơn”, thì đấy chính là cái tiềm năng để chúng ta dấn thân và chúng ta bước tiếp và chúng ta khám phá bản thân mình mỗi ngày chứ không phải là chúng ta đã mười mươi biết. Thì không có ai mười mươi biết hết bản thân mình, chúng ta còn có nhiều những khía cạnh, ngay kể cả bản thân mình hôm nay mình chia sẻ cái chủ đề này, mình đã chia sẻ lần này chủ đề này là lần thứ hai, lần trươc mình chia sẻ với các bạn Malaysia, nhưng không có nghĩa là mình cũng biết hết bản thân mình ở những khía cạnh đó. Bởi vì ngay kể một người được cho là khá cởi mở hầu hết tất cả với đồng nghĩa hoặc với bạn bè, với tất cả mọi người. Mình rất dễ để nói những chuyện phức tạp thành đơn giản và để dễ hiểu và mình nỗ lực để tìm kiếm cái con người thực sự của mình, nhưng không phải lúc nào cũng được ngay. Bởi vì sao? Có thể là cái quá trình sinh ta lớn lên nó đã có nhiều những thứ kìm kẹp mà chính mình cũng không biết mình cũng đồng thuận với cái sự kìm kẹp đấy. Mấy hômtrước có một - mình có cái hội, gọi là hội thảo cũng đúng, một cái workshop nhỏ có 5 người, mỗi người một quốc tịch, mỗi người một đất nước, không có ai trùng với ai cả, và bọn mình toàn là nhà chuyên môn, toàn là nhà tâm lý, bọn mình ngồi xâu xé nhau về các cái vấn đề của bản thân. Bọn nó khăng khăng mình là - mình có nhiều thứ bị cầm tù bởi những cái suy nghĩ đã đóng đinh trong quá khứ hoặc là trong quá trình lớn lên mà mình gân cổ cãi “Không, tao cởi mở như thế này” “Nó bảo không, đây là những cái bằng chứng là như vậy”. Và sau khi mà trò chuyện thì mình công nhận là “à” hóa ra chúng ta cũng bị cầm tù bởi chính cái suy nghĩ của bản thân mình mỗi ngày. Và việc của chúng ta phá bỏ được nó là một cái điều chúng ta phải học hỏi và chúng ta phải nỗ lực rất rất là nhiều để bước qua, chứ không phải “ơi giời ơi”, bố em không chịu thay đổi, bố em không thay đổi thì em vẫn có thể thay đổi. Bởi vì đúng là ông ấy không thay đổi thì có vẻ khó khăn đối với em, đúng là mẹ em không thay đổi thì có khó khăn đối với em, đúng là cái ông sếp không thay đổi thì cũng có cái khó khăn đối với công việc của mình. Mình vẫn có thể sa thải ông sếp, chứ không phải đợi đến lúc ông ấy sa thải mình. Bởi vì sao? Cái người này mình làm việc tốt như vậy, mình đã chứng tỏ tốt như thế sau bao nhiêu năm mình đã nỗ lực. Tất nhiên chúng ta không chờ là người ta phải tự biết, chúng ta cũng phải thông báo: em tốt cực, hãy nhìn lại đi. Nhưng mà chúng ta đã thông báo đến 10 lần rồi mà chúng ta cảm thấy là mình đã dành trọn vẹn mà người ta vẫn không nhìn thấy, vẫn mù lòa trước những cái biết của bản thân mình, thì chúng ta phải dũng cảm sa thải cái ông sếp ấy đi để tìm một cái ông sếp mới, ví dụ là như thế. Thì trong trường hợp không có ai thay đổi thì người mà có thể thay đổi nhất theo ý mình thì chính là chúng ta, chính là bạn, chính là mỗi người. Để chúng ta không bị cập bởi những cái khía cạnh đó

54 : 22 - 56 : 32

Dạ, em nghĩ là thú vị. Thật ra cũng chia sẻ cho tất cả các bạn, tất cả các anh chị em – có thể là sorry, có những cô chú lớn hơn trong buổi nói chuyện. Thì mọi người có thể tìm hiểu về một cái gọi là Human classic mission, thậm chí em có đọc là rất hay, em nghĩ là cuộc đời - thế giới rất là thay đổi, mà thậm chí mình không biết 20 năm nó sẽ thay đổi như thế nào. Mình đang đứng trước một cái sự phát triển mà nó thật sự là nó rất là transformice, nhưng mà có một thứ không thay đổi đó là cho dù ai, thế hệ nào thì họ cũng thực hiện một cái nhiệm vụ kinh điển của human, đó là tìm hiểu bản thân và luôn luôn phải menites giữa cái thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Thì đó là em nghĩ đó giống như em nói giống như một câu hỏi rất là hiện sinh, đó là cuối cùng người ta đeo đuổi một cái cuộc chiến giữa niềm tin và hiện thực, nên em nghĩ là từ lúc nói chuyện với chị, em relay em nghĩ ra một cái topic mà tụi em rất là consider của Impact Academy đó là chủ để phải mời một nhà “soạn thảo” học để nói là How cái xã hội được frame, và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin của con người. Và nó ảnh hưởng đến self understanding nữa. Rồi! Đi tiếp cái chủ đề self understanding chị? Ở phần 1 em có thêm 2 câu hỏi, nhưng bạn sẽ Start với một câu hỏi trước, có nghĩa là - em try - tại vì thông thường cái cách của em là em hay cố gắng định nghĩa tóm lại những cái pi-l để cho odion họ có thể capter. Thì self understading em nghĩ nó có 3 thứ quan trọng, thứ nhất đó là cái track, em muốn dùng từ track hơn là pertinelerty, bởi vì nó giống như chị nói là cái hành trình, nó nuôi dưỡng, nó tích lũy và nó có thể thay đổi cái track. Thứ hai là cái behinber thì nó có tính hiện tại, và thứ ba nó là feeled. Thì em muốn đưa một cái định nghĩa để xem chị hay là anh có đồng ý hay không, đó là self understanding đó là một cái quá trình á, mà bản thân con người ta họ đặt chính bản thân họ làm cái trung tâm của sự chú ý, và để họ awear được, và họ wealife dược, nhận thức được những cái nét tính cách của họ, track của họ. Cái behidier của họ, và cái feeling của họ thì chị Hà Thành có với cái định nghĩa đó?

56 : 32 - 56 : 35

Chị standup với điều đấy

56 : 36 - 56 : 37

Nếu như vậy thì

56 : 38 - 56 : 39

Và chị thấy nó rất là rõ

56 : 40 - 57 : 15

Nếu như vậy thì nó relay to cái câu hỏi thứ 2 của em. Nếu mà mình đồng ý rằng đó là 3 cái là piler chính, như vậy em hiểu là cái self understanding nó sẽ cực kỳ khácc ở giai đoạn tránh là thiếu nhi nè. Giai đoạn adolescence nó là thanh thiếu niên nè và giai đoạn người lớn đúng không chị? Em muốn là chị có thể giúp cho mọi người hiểu ở đây, tại vì em nghĩ ở đây có thể nhiều người đã là bố là mẹ rồi. Giống như bản thân họ - họ OK - vậy trong 3 cái giai đoạn này thì cái self understanding nó được hình thành, và nó được khuyến khích như thế nào và coi như những cái gì mà cần phải tập trung trong 3 cái giai đoạn này

57 : 16 - 66 : 42

Cái giai đoạn mà thời niên thiếu thì cái self understanding nó đang là giai đoạn tập dượt thôi. Cái quan trọng nhất ở được giai đoạn đấy - là giai đoạn này là sự chấp nhận, là được chấp nhận vô điều kiện bởi những cái người lớn xung quanh, chấp nhận là con có cái này làm tốt, chấp nhận là “à” hóa kia ra là cái kia chưa làm tốt mấy. Thế thì con thích cái làm tốt để làm tốt thêm, hay là chỉnh cái đang chưa làm tốt lắm để làm tốt thêm, và để con được thử bởi vì trẻ em có một cái giai đoạn mà thực ra là cả chúng ta, cái giai đoạn thử và lỗi, là giai đoạn đặc biệt quan trọng và thử và lỗi mà không bị đánh giá, không bị cảm đáp là bị bắt lỗi, bắt tội, là cái việc đặc biệt quan trọng đối với trẻ em để cho hình thành cái self understanding, cái sự chấp nhận, cái knowning của nó là “à” hóa ra mình làm cái này giỏi phết, “à” hóa ra mình làm cái kia chưa giỏi lắm. Nó cứ tự bừng ra những cái giây phút như vậy, cái wow-ument của mỗi một đứa trẻ về bản thân nó, cái đấy là cái quan trọng cho việc, và cái này nó mới đang chỉ là tập dượt. Bởi vì nó đang hình thành, nhưng mà nó là một cái - tạo một cái nền tảng sau này cho đứa trẻ lớn lên và nó không bị ảo tưởng về bản thân là nó phải càng được thực hành tốt ở cái giai đoạn còn nhỏ. Cái này là là hình thành cả một cái thế giới quan và cái sự tự tin của đứa trẻ, một đứa trẻ mà cảm thấy “ừ” “ồ” - hóa ra mình giỏi cái gì thế - tự phấn khích gào lên, hoặc là cái “ơ” cái này hóa ra mình không làm được, thôi, mình không làm nó nữa, mình phải làm cái khác. Thì cái đấy nó có sẽ xảy ra ở mỗi ngày, hôm nay nó làm xong mai nó lại bập bập, nó không thích cái này nữa, thì nó đang tự nhận biết chính bản thân nó và cái này nó là một cái chu trình, cái tiến trình rất, rất rất là hay diễn ra ở những đứa trẻ, nhưng chúng ta là người lớn, hiện giờ chúng ta đang can thiệp một cách tương đối thô bạo vào cái diễn trình này của đứa trẻ. Nó khác chứ, ví dụ giai đoạn ở lứa tuổi như chị bây giờ đang là 40 mấy, có thể hơn nhiều người và ít nhiều cái mic một số anh chị ở đây, nhưng mà cách đây khoảng ba bốn mươi năm, khi mình còn là trẻ em thì có thể là còn nhiều cái thiếu thốn. Nhưng cái mà - cái tự do để tìm hiểu bản thân mình là tương đối nhiều, tương đối tốt, ở chỗ bọn mình được tự chơi, được tự khám phá, được đánh nhau, được chơi những trò mà người lớn không kiểm duyệt, nghịch ngu nghịch dại. Tất cả những cái đấy chả ai biết. Biết thì về, khi mà đã gãy tay, khi mà đã đánh nhau. Nhưng cái đấy nó tạo ra một cái sự trải nghiệm mà không người nào có thể thay thế được, nhưng bây giờ trẻ em thì cái gì cũng cần permission, cái gì cũng cần phải xin phép bố mẹ và hầu như không được tự trải nghiệm cái điều đấy. Rất dễ bố mẹ đã chạy trước cái trải nghiệm. Vì sao? Có một câu chuyện ở Mỹ, là một gia đình một ông bố kiện giáo viên ra tòa là bởi vì đã nói với con tôi trước về cái điều này, làm cho mất đi cái tiến trình tự nhận biết của bản thân nó, thì nghe thì có vẻ buồn cười nhưng thực sự đấy là một cái điều mà tất cả mọi giáo viên hay mọi cha mẹ cần phải phải hiểu và tôn trọng cái lộ trình của đứa trẻ, bởi vì chúng ta rất dễ là đặt mọi thứ sẵn có như kiểu nó định nói cái này đã tống vào họng nó ngay lập tức. Đứa trẻ đang định làm cáo này thì bảo “ơ” - không được đâu, làm cái này sẽ rất dỡ lắm. Hay là “mẹ đã làm rồi, mẹ đã làm hỏng rồi con”, chúng ta đã làm hỏng một nghìn lần, nhưng đấy là theo cách của chúng ta phải để cho đứa trẻ được làm hỏng theo cách của nó, để nó tự có, chứ không phải là luôn luôn bằng cái bài học của người lớn, đến khi nó bắt đầu chấp nhận được việc là hỏng có nghĩa là như thế này – OK! Nó không cần thiết kế lại cái bánh xe vẫn được, nhưng mà ở cái giai đoạn nó thử và lỗi, cái giai đoạn mà trước 10 tuổi, rất rất là cần cái việc đấy thì đứa trẻ phải được trải nghiệm thì nó có một cái - phương Tây thì đỡ hơn nhưng mà bây giờ cũng bị ảnh hưởng, nhưng phương Đông, đặc biệt là các cái xã hội ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc thì là Việt Nam, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc thì chúng ta đang làm mất cái trải nghiệm đấy của đứa trẻ, như chúng ta không nghĩ là chúng ta sẽ làm mất cái personality của nó ở sau này, cái bản ngã, cái identity của nó ở sau này đâu. Chúng ta chỉ đang nghĩ là bố mẹ đang dành những điều tốt nhất cho con, mày thấy chưa, mày mà làm thế cái là hỏng ngay, mày đừng có làm nữa, mày phải làm theo mẹ này cho đúng. Cái đúng đấy không có nhiều giá trị lắm, thế nên là cái trải nghiệm mỗi ngày ở trò chơi của những đứa trẻ là cái rất rất là quan trọng. Còn sau đó khi nó đã hình thành được điều đấy rồi thì ở lứa tuổi vị thành niên thì có thể cái quyền ra quyết định nó bắt đầu được hình thành. Chúng ta có thể tưởng tượng là như thế này: khi mà đứa trẻ, ví dụ lấy 18 là tuổi trưởng thành chẳng hạn, thì trước 10 tuổi có thể nó cần được trải nghiệm. Nhưng những cái quyết định lớn có thể cần được thương thuyết và người lớn vẫn đóng vai trò định hướng khá là nhiều nhưng lớn lên một tí từ khoảng 10 cho đến 18 tuổi thì cái - nó phải có một sự di chuyển về quyền ra quyết định - con phải được ra quyết định nhiều hơn, phải tập dượt và để tự chịu trách nhiệm về bản thân mình để biết được bản thân, kể cả có những cái lúc mà nó ra quyết định sai – OK - sai thì để biết là sai. Sai thì bây giờ con muốn làm gì để chữa lại cái đúng, ví dụ là như thế, thì cái đấy là cần phải được tăng cường, ví dụ trước đây là giai đoạn 1-2 tuổi, 100% là bố mẹ ra quyết định cho ăn gì, thậm chí là cho đi vệ sinh vào lúc nào, cho ăn vào giờ nào, đi vệ sinh vào lúc nào, ngủ vào lúc nào cũng là bố mẹ quyết định đúng không ạ! Giai đoạn đầu đời của đứa trẻ. Nhưng dần dần cái quyền quyết định nó dịch chuyển đến đứa trẻ là được ra quyết định. Thì đến cái độ tuổi 10 chi đến 18, nó phải được dịch chuyển cái quyền này tương đối nhiều, ít nhất là phải 50% cho đến 60- 70% để đến các giai đoạn trưởng thành nó dần dần nó được ra những cái quyết định quan trọng của đời nó. Nhưng không! Ở Việt Nam mình đừng có nói - sinh viên có nói với mình là em ở nhà cô ơi, cô đến em đi vệ sinh không được ra quyết định. Thế làm sao mày không được ra quyết định, nó bảo mẹ em bảo em là tại sao đến giờ ăn rồi mày còn đi vào nhà vệ sinh, đấy chẳng hạn. Tao chờ mày ra đây ăn cơm thôi mà còn không được, mày đến giờ ăn rồi mày vẫn còn đi vệ sinh, nó bảo đấy, em đi vệ sinh cũng không ngon, không yên. Đấy, thì đôi khi là cái chúng ta vô tình chúng ta đang xâm phạm những cái những cái những cái quyết định này của đứa trẻ và làm cho nó bị lẫn lộn giữa việc knowning understanding và cái ra quyết định, cái feeling, cái behidier rất là nhiều, và đến một ngày khi nó trưởng thành một cái thì bố mẹ bảo “mày trưởng thành rồi đấy, mày trưởng thành đi” thế lúc đấy biết làm thế nào để trưởng thành bây giờ, bởi vì nó cả một quá trình không có cái sự tập dượt thì rất nhiều bạn trẻ sẽ hoang mang sẽ cảm thấy đau khổ, sẽ cảm thấy “à” mình đòi độc lập, mình đòi tự do, đến cái ngày mình được tự do đây rồi, ông bà đã trả cho mình cái tự do đây rồi, mình không biết làm gì với cái tự do đấy. Bởi vì trước đây tôi chưa từng, nó giống hệt như hình ảnh con chim mà chúng ta bảo là nó bay ở kia nhưng mà nó nhốt trong lồng, xong đến ngày bảo bay đi, thế là nó rơi ịch một phát xuống đất, bởi vì không được, không có một cái sự tập dượt, nhốt mấy chục năm xong bảo là bay đi thì đương nhiên là bạn sẽ phát đầu tiên là bạn rơi ịch một phát xuống đất, thì cái đấy rồi bạn có lên được tiếp hay không thì lại cần phải rất nhiều nỗ lực. Cho nên cái việc mà phải được tập dượt ở cái giai đoạn trước, cái đề cập của Hùng Võ là “ờ” khi các bạn bé thì thế nào, khi các bạn choai choai lớn thì như thế nào. Thì cái việc là tập hiểu bản thân là quan trọng. Bây giờ chọn cái bộ phim nào - bố mẹ thích thì đấy là việc của bố mẹ, nhưng mà con thì là con thích cái này này, nhưng nhạc là chúng mày lại phải nghe theo nhạc tao - ví dụ như vậy thì đứa trẻ nó đã cần phải có được cái quan điểm riêng, cái Tết riêng của nó vì rất nhiều khía cạnh. Có nhiều đứa trẻ nhưng nó rất tế nhị, thực ra trẻ em là rất tế nhị, lớn lên dần chúng ta mới bớt tí, chứ không phải là chúng ta nghĩ là chúng ta tế nhệ hơn trẻ em - trẻ em rất nhiều bạn sẽ rất là lựa, thế mẹ thích cái gì hay bố thích cái gì rồi chúng nó mới đưa ra ý của nó. Nhưng thường người lớn chúng ta lại rất hay đường đột vào việc là chúng ta ấn định cái điều này ở trẻ em. Thực ra chúng ta cần phải tập cho con của chúng ta, bất luận là cái kết quả cuối cùng là như thế nào, nhưng để con của mình được chia sẻ cái ý kiến của nó – “à” thế con thích cái này làm vì làm sao vậy? Bất luận chưa biết nó đúng hay nó sai, chúng ta cứ nghe xem là cái lòng của nó là như thế nào đã, nhưng không! nó chỉ vừa mới hé ra một cái thôi là chúng ta đã vội vàng đưa ra cái kinh nghiệm của mình, “à” cái này là sai rồi, không được! chúng mày phải thích cái giống bố, thế này nó mới là đúng, trong khi bố cũng còn nhiều cái vấn đề của đời bố mà chưa giải quyết được, cho nên là chúng ta rất thiếu tế nhị đối với trẻ em, và nếu chúng ta thiếu hiểu biết thì chúng ta sẽ giống sống trong những cái định kiến rất là nhiều, chúng ta sống theo cái quy định kiến của người khác mong đợi ở bản thân mình. “À” nếu mình không làm được cái này mình chả có giá trị gì, nếu mình không tuân theo cái này mình chẳng có cái giá trị gì hết cả, thế là chúng ta phải vội vàng theo những cái giá trị khác. Sau đó chúng ta lại, vì chúng ta sẽ không hiểu bản thân, chúng ta lại vội vàng ấn cái định nghĩa giá trị đấy với giá trị của – với lên người khác, lên con cái hoặc lên những cái người xung quanh mình. Một người rất hiểu bản thân thì thường người ta sẽ rất là tôn trọng người khác, bởi vì người ta - khi người ta cho phép mình được là bản thân mình thì người ta cũng cho phép người khác được là chính họ. Còn cái việc mà chúng ta cần phải làm – OK! Chúng ta phải làm cái nhiệm vụ này này, thế bây giờ cái nhiệm vụ này phải giải quyết như thế nào, mỗi người có thể đóng góp một ít một phần nào đấy, và thông thường thì người khác sẽ tự nguyện làm cái việc đấy mà với tất cả những cái năng lực, những cái khả năng, những cái gì mà họ sẽ có, còn nếu mà chúng ta kiểu rất, rất là ẩn định, nó vẫn có thể vận hành. Thực ra xã hội chúng ta vẫn đang vận hành theo cách là như thế. Nhưng mà thường nó sẽ vấp phải rất là nhiều những cái cản trở, những cái bực bội ở phía bên trong

66 : 43 - 67 : 48

Em thấy rất rõ cái chuyện là ở childhood đang làm gì nha. Có nghĩa là em đang hiểu là, mình phụ huynh, và phải hiểu là đây là lúc mà hình thành thế giới quan của một đứa trẻ, mà nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời của đứa trẻ đó, và cái mình cần đó là mình sẽ cho đứa trẻ nó được thực hành, mình không được dùng cái kinh nghiệm lăng kính bản thân để mình bình áp đặt lên cái experience của trẻ, và một cái điều “do not” rất là lớn ở đây là không được accus trẻ, không được buộc tội trẻ, không được nói rằng thế này thế kia. Nhưng mà em, không biết em có bị lost hay không, nhưng mà khi em qua tới cái adolescenceđó chị, qua cái chỗ mà em không hiểu là từ cuối cái giai đoạn của childhood qua cái adolescence- qua thanh thiếu niên á, là cần phải có sự chuẩn bị về cái chuyện quyền ra quyết định, nhưng mà em vẫn chưa biết là nếu như vậy thì cái điểm nhấn ở cái adolescent này là gì, là khi mà người bắt đầu 18, người ta bắt đầu có được quyền và quyết định thì mình cần phải để ý cái gì? Mình cần phải để ý gì? Em nghĩ đang nghĩ trong đây sẽ có rất nhiều bạn ở cái độ tuổi này đang là 18 19, thì làm sao để mình nertrờ cái self understanding trong cái đoạn mình 18 tuổi này

67 : 49 - 71 : 55

Thật ra phải đợi đến tận lúc đấy nó cũng vẫn là hơi trễ nhé. Nó có thể là - cái quyền ra quyết định một cách natural nhất, một cách thoải mái nhất, nó cũng vẫn từ childhood của em đấy. Nhưng mà, ví dụ như là một đứa trẻ, mình cứ nhìn thấy một đứa trẻ 3 tuổi là một đứa trẻ có vấn đề nhất, ở chỗ theo định nghĩa của người lớn vì nó bắt đầu hình thành thế giới quan riêng, ví dụ một đứa trẻ 3 tuổi nó sẽ thích tự chọn quần áo để mặc, có khi trời đang nóng mà nó thích mặc quần áo mùa đông, hoặc trời đang rét nó thích mặc quần áo mùa hè. Đấy là, hoặc là quần áo không đủ theo cái điều kiện thời tiết, ví dụ là như vậy. Nhưng thầm bố mẹ sẽ cảm thấy phát điên lên, và thông thường là không cho nó ra quyết định. Nhưng mà, ví dụ riêng về làm với trẻ em thì chị hay hướng dẫn cha mẹ là: OK, ví dụ hôm nay là trời lạnh mà đứa trẻ chỉ mặc quần áo phong phanh, bố mẹ có thể cầm theo một cái áo khoác, chỉ cần đi ra đến cửa thôi, nó sẽ lạnh cực kì, là nó sẽ biết ngay là “OK” mình sẽ phải mặc vào, bố mẹ lúc đấy có thể phải mặc vào cho nó. Nó sẽ không có chống cự gì, nhưng mà nếu mà cưỡng chế bằng mọi cách là phải mặc cái áo vào ở từ sẵn ở trong nhà để đi ra đấy chẳng hạn, thì đứa trẻ đã tốn bao nhiêu nước mắt, ông bố bà mẹ đã phải tức điên lên rồi. Còn “OK”, mày mặc như vậy thì bố cứ cầm theo một cái áo khoác cho đến tận khi nó có lạnh 1 tí cũng không sao. Cho nên tận khi chỉ cần ra một cơn gió ùa vào là đứa trẻ co ro lại thế có cần dùng áo không - cần ngay. Thì đấy là một – OK, ra quyết định, và OK - là thực hành, OK là có trải nghiệm, là tự hình thành ngay cái, và nó sẽ tự hình thành cái chuẩn mực là “À. Thế lần sau cái trời như thế này này, là mình phải mặc cái kiểu như thế nào”. Thì cái này nó sẽ hình thành nên rất là nhiều những chuẩn mực sau này cho đứa trẻ, và đến cái độ tuổi - tất nhiên là đến độ tuổi vị thành niên thì nó còn nhiều khía cạnh khác và cái bước thực hành nó cũng y xì như vậy ở cho nhiều các tình huống. Ví dụ đôi khi là trẻ muốn tự chọn cái này, tự chọn cái kia, chúng ta đôi khi sẽ phải - nó sẽ là chuyện của hàng ngày, muốn ăn món này, muốn nấu món kia, muốn thêm cái này vào, muốn bớt cái này kia, muốn dọn nhà theo cách nào, muốn để bẩn cho đến cái ngày mà không thể chịu được, muốn giặt quần áo. Ví dụ rất nhiều cha mẹ chỉ có liên quan đến chuyện dọn phòng và giặt quần áo của con cái thôi là cũng đã đủ điên lên trong nhà rồi chẳng hạn. “OK” chị có thể để cho nó đến thử đến cái ngày cuối cùng nó không còn bộ quần áo nào, cho đến ngày mà nó phải hẹn bạn trai hay bạn gái, hay là hẹn bạn thường nó đi học, nó không thể mặc cái bộ quần áo siêu bẩn, mà trong trường hợp nó muốn mặc cái bộ quần áo siêu bẩn đến cái bạn nó - “hừ” chúng ta hay sợ mất mặt chứ chúng ta không phải là chờ đủ để nó trải qua cái tình huống đấy, một đứa trẻ mà nó đi mặc một bộ quần áo xấu xí, nhăn nhúm hoặc là bẩn bốc ra mùi hôi, bạn nó chỉ cần thắc mắc một cái thì về nhà nó giặc cả cái tủ quần áo ngay lập tức. Nhưng mà chúng ta hay bị xấu hổ, bị cảm thấy mất mặt trước khi cái điều đấy nó xảy ra, mà thời điểm thực ra ai cũng chạy qua cái tuổi đấy thì người này nếu sạch chỗ này thì lại bẩn chỗ kia, người này làm chỗ này trọn vẹn thì cái chỗ kia lại chưa trọn vẹn, nhưng mà cái tuổi đấy nó vẫn phải diễn ra những cái việc như thế, thì đấy là những cái điều mà chúng đang rất rất là cần để cho có một cái sự tập dượt. Và khi chúng ta còn phải tự thực hành, cái khía cạnh các bạn tự thực hành với chính bản thân mình là rất quan trọng, thậm chí là thực hành trước gương, kể cả mình - khi mình đã dạy sinh viên chẳng hạn, đôi khi mình còn yêu cầu các bạn ấy có những cái bài thực hành trước gương để nói với chính bản thân mình. Bởi vì mình nói với cả thế giới nhưng mình ít khi nói với chính bản thân mình. Và khi mình nói chuyện với thế giới lắp bắp, mình không biết là mình nói với mình như thế nào, mình thử xem đi, xem là mình thuyết phục bản thân mình thế nào. Thì cái việc mà chúng ta thực hành để nói chuyện với chính mình mà không trách móc nhé, vì làm sao chúng ta có thể khích lệ cả thế giới nhưng chúng ta rất hay trách móc bản thân. Hay chúng ta hay mắng mỏ “Ôi” Hùng ơi sao mày tệ thế. Sao mày! Mày lẽ mày phải tuyệt vời hơn, sao mày lại có thể cái hành động ngu dốt, dại dột thế này. Mình có thể nói “ừ” hôm nay mày cũng làm được 2 điều tuyệt vời, điều này mày vẫn còn làm dỡ dỡ, nhưng mà 2 điều kia mày đã làm tốt rồi, thì đấy cũng là một cách khác. Nhưng chúng ta hay nói là “hừm” tại sao lại thế

71 : 56 - 73 : 57

Em hiểu. Em sẽ quay vô cái trọng tâm, cái ý thứ 2 trỏng nãy của em đó. Đó là em nghĩ là, theo em hiểu nha. Cái sự khác biệt rất là lớn của một cái bạn mà ở 18 nó so với giai đoạn trước đó, mình cứ giả định là cái bạn đó là được - cái bạn thanh thiếu niên đó ở giai đoạn mà childhood, thì bạn ấy đã được tập luyện cái khả năng quyết định và chịu trách nhiệm. Nhưng mà em nghĩ, theo em. Khi mà qua cái tuổi 18, cái khác biệt lớn nhất, một cái mindstorm với em là các bạn ấy đối mặt với hiện thực, một cái hiện thật nó rộng lớn hơn rất nhiều, ngày xưa cái thế giới của bạn rất nhỏ, có nghĩa là nhà, là trường học, là bạn bè. Đặc biệt ở Việt Nam, em không biết - em thấy xung quanh em, tụi nhỏ đi học là cũng hết ngày hết giờ, nhưng mà cái hiện thực thì nó rộng lớn hơn rất nhiều, ở nói đó người ta không còn có trách nhiệm phải đối xử tốt với bạn nữa, người ta không có trách nhiệm phải dạy bạn, và người ta không có, và mọi thứ nó được turn out, kết quả rất là khác, thì lúc đó cái self understanding, ở đây em nói là cái chỗ em nghĩ là, nó sẽ là một cái challenges kinh khủng khiếp, một cái thách thức kinh khủng khiếp đối với cái niềm tin về giá trị bản thân, với hiện thực, và em, và nếu mà không có một sự chuẩn bị thì em nghĩ là đúng là bị rất là dễ trầm cảm, rất là dễ căng thẳng nè, rất là dễ lạc lõng. Thì em không biết trong tâm lý học á chị Hà Thành, có nghĩa là mình có một có cái – nếu như nếu chị skip một bạn trẻ, một cái lời khuyên, bạn nói là: “Cô ơi! Cái hiện thực nó quá khác em nghĩ”. Em cảm thấy là em không biết là đúng sai là như thế nào, và em không biết em nên đặt niềm tin cho bản thân ra sao, và em cũng không biết là thật sự là mình có đang đi đúng đường không. Mình có thật sự mình giỏi chuyện đó hay không. Mình có đang mắc một cái right decision hay không. Thì cái lời khuyên á, của một cô giáo Hà Thành với sinh viên của mình sẽ như thế nào.

73 : 57 - 76 : 39

Thật ra thì các bạn anh child có thể làm thay thế được các bạn cả. Các bạn sẽ vẫn phải là tự mình trải nghiệm thôi. Sẽ rất là tiếc nếu đến tận 18 tuổi em mới bắt đầu trải nghiệm đó, bởi vì thật ra nghĩ là thời gian sức đó chúng ta chỉ có học, không hẳn ở lứa tuổi cấp 3 các bạn, bởi vì sao khi các bạn tiếp xúc với bố bạ thì nghĩa là cả thế giới của ông đấy cũng có thể ùa đến chứ không phải chỉ là câu chuyện như vậy. Ông ấy cũng có lo lắng, ông ấy cũng có công việc, ông cũng có sự đau khổ ông của ông, cũng có sự thất bại, ông cũng có cuộc làm ăn, ông cũng có sự dối trá. Ông có tất cả những thứ đấy, và không phải là chúng ta không biết về điều đấy, chúng ta hay nghĩ là trẻ em không biết, trẻ em bé hơn nhiều vẫn có thể biết, chúng nó vẫn biết là người mẹ đang nói dối, nghe một cuộc điện thoại của đồng nghiệp kêu đang bận lắm, nhưng thực ra chẳng bận cái gì cả. Ví dụ như vậy. Nói với người này là có ai gọi điện đến bảo “Tôi không có nhà đi”, nhưng mình đang hiện diện ở đây, tất cả những cái đấy cũng rất là thế giới quan của đứa trẻ và nó biết cái thế giới này thông qua việc đấy, chứ không phải là không. Và lứa tuổi cấp 3 cũng như vậy, nhưng có điều đúng là ở Việt Nam nó đang có một cái là người lớn càng cố gắng che đậy cái thế giới thật hoặc là chúng ta cũng quá là sách vở. Nhưng không! Giáo viên cũng đem lại hoàn toàn các câu chuyện, một cô giáo mà cáu gắt, cáu bẩn bóng mắng mỏ học sinh suốt ngày vì những cái việc này, việc kia, thì cũng đem lại cho bọn em những cái thế giới quan là “à” cuộc đời cũng sẽ có những người như thế này, như cái khác. Và nó đã hình thành nên điều đấy ở chúng ta rồi mà chúng ta không để ý. Nhưng đến khi mà 18 tuổi thì tất cả những cái đấy nó mới bắt đầu dội về, nó mới hành động, cũng không phải là chúng ta không biết là chúng ta đã có sự chuẩn bị nhưng mà đấy, tất cả là những gì chúng ta đã chuẩn bị, và đến lúc đấy chúng ta mới bắt đầu phải làm. Chúng ta đang không biết làm như thế nào, hoặc là chúng ta sợ hãi thì chúng ta phải làm, thì vẫn chỉ có một cách duy nhất là em sẽ vẫn phải làm, và lúc đấy em chia từng bước nhỏ, mình chưa bao giờ có được tự do. Bây giờ mình có được tự do to quá, mình đang không biết làm thế nào, mình làm ít một. Mình làm xong rồi mình lại bừng ra. “À” hóa ra hôm nay mình làm thế này, có một cái tự do mà sợ quá, ví dụ là như thế thì điều đấy cũng vẫn là rất quan trọng. Chúng ta, bởi vì nếu chúng ta chưa tập dượt cho việc ra quyết định. Mình thì rất khuyến khích. Ở đây có thể là chúng ta đã quá cái tuổi đấy rồi, nhưng nếu các bạn có những bạn trẻ, có những em mình hay con mình mà ở lứa tuổi cấp 3 chẳng hạn. Cấp 3 không cần phải học quá nhiều đâu, cấp 3 cần phải hình thành thế giới quan. Bởi vì, nếu không lên Đại học sẽ bị muộn, các bạn cần biết là các bạn ấy cần điều gì trong tương lai, muốn trở thành ai, muốn như thế nào để cho bạn ấy chọn kịp ở lứa tuổi Đại học. Các cái xu hướng về sách vở là các bạn cần đọc ở cái lứa tuổi này, tập dượt cả tình yêu cả cuộc sống, rất nhiều thứ để có thể làm ở cấp 3, nhưng chúng ta đang biến cấp 3 trở thành mỗi học học học.

76 : 40 - 76 : 42

Tập dượt tình yêu là phải yêu đúng không chị?

76 : 43 - 77 : 05

Đúng rồi! Tất cả những cái đấy cần. Bởi vì sao? Chúng ta lúc đấy chúng ta mới tìm được những người bạn ngây thơ cùng trang lứa để học với chúng ta những các bài học đầu tiên về tình yêu về tình dục, về tất cả mọi khía cạnh mà không người nào khác, kể cả trong này, sau này bọn em có thể gặp với người bạn đời đích thị của đời mình cũng không bao giờ có được cái trải nghiệm đó nữa. Thế nên là cấp 3 rất rất là cần cho những cái trải nghiệm đó.

77 : 06 - 77 : 15

Chính xác. Giờ em sẽ code một cái headline PR – adword ơi nói là: Chuyên gia tâm lý Hà Thành khuyên rằng chúng ta phải yêu ngay thì thời đi học cấp 3, đúng không chị

77 : 15 - 77 : 22

Không. Ý là cấp 2 cũng được

77 : 23 - 77 : 27

Chị Hà Thành chuẩn bị được các vị phụ huynh ghét ở trên tường Facebook nha chị

77 : 27 - 84 : 03

Chắc là tự ghét chính bản thân mình chứ. Bởi vì đấy sẽ là cái rất là quan trọng để hình thành. Vì sao mà ở Việt Nam chuyện tình yêu hay truyện tình dục nó cứ như kiểu chuyện chúng ta ăn vụn, nó cứ phải dấm dúi, nó cứ phải bóng đêm, nó cứ phải đồng lõa với cái gì đấy. Là cấm kỵ, thực ra đấy là những cái khía cạnh và giúp chúng ta là bản thân mình nhất và chúng ta sẽ cảm thấy là chúng ta được yêu thương, được cảm thấy yên ổn nhất, chúng ta phải cần có nhiều những cái khoảnh khắc như vậy, càng nhiều người đè nén những cái khía cạnh này thì càng nhiều người sẽ phát sinh nhiều những cái ẩn ức về mặt tâm lý, về mặt cảm xúc, về mặt tình cảm. Chính cái việc chúng ta để cho tình cảm được phát triển đúng lứa, đúng thì mới là điều tốt cho cuộc đời của mỗi người và chúng ta mới tìm được cái điểm thăng hoa của mỗi cuộc đời của mỗi bản thân. Kể cả là chúng ta không phải trở thành vĩ nhân, chúng tôi trở thành người thường, nhưng chúng ta vẫn là một người thường có hiểu biết, một người thường tự tin ở chính bản thân mình, thì điều đó rất rất là quan trọng. Và nó phải được tập dượt từ sớm, chứ còn biến 25 tuổi rồi mới đột nhiên, tự nhiên trở thành chính mình, em muốn trở thành chính em lắm, em không biết cái chính em ấy nó đã bị lạc mất ở đâu. Cái tìm lại chính mình ở những lứa tuổi càng muộn, càng trầy trật, một người mà đến 50 tuổi mới bắt đầu đi tìm lại chính bản thân mình, cái phiên bản mình đã bỏ rơi ở cái thời tuổi trẻ thì càng tốn nước mắt, càng tốn nhiều những cái khó khăn, nên cần sớm

Chia sẻ bài này

Cấu trúc buổi chia sẻ

Đăng ký ở đây nhận ngay thông báo

Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.