img

Session 21: TỪ LĂNG NHỤC ĐẾN THẤU CẢM

Recapped by: Dentsu Redder |

Diễn giả:

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang

Trong bối cảnh xã hội ngày đi, khi chúng ta được trao công cụ và có quyền phát ngôn những suy nghĩ của bản thân một cách tự do, liệu chúng ta có ý thức được làm thế nào để không làm tổn thương người khác? Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ cuộc sống ngày càng nhanh, vậy chúng ta làm thế nào để không bị cuốn trôi trong nhún cơn sóng ấy?
img img img
Chọn kênh nghe podcast:

Trong bối cảnh xã hội ngày đi, khi chúng ta được trao công cụ và có quyền phát ngôn những suy nghĩ của bản thân một cách tự do, liệu chúng ta có ý thức được làm thế nào để không làm tổn thương người khác? Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ cuộc sống ngày càng nhanh, vậy chúng ta làm thế nào để không bị cuốn trôi trong nhún cơn sóng ấy? Làm thế nào để có thể cảm thông cho chính mình và cho những người vô tình bị cơn sóng đó ập đến?  Trong podcast này, Hùng Võ và Đặng Hoàng Giang cùng chuyện trò để chỉ ra rằng dù vô tình hay cố ý, đời lúc lòng tốt của chúng ta sẽ tổn hại đến người khác, nếu như nó không xuất phát từ sự thấu cảm.

Transcript

1 Ngôn ngữ

00 : 48 - 02 : 23

Lúc em thấy phần câu hỏi với anh thì em có nghĩ về sự cô độc , có một câu rất hay đó là “ con người chỉ có thể là chính mình chừng nào anh ta còn cô đơn. Nếu anh ta không yêu đc sự cô độc thì anh ta sẽ không yêu sự tự do và chỉ khi ở một mình thì anh ta mới thật sự tự do thôi”....01:14 - 01:17 ..thì theo cả 2 hướng đó nó làm tính cách người ta tốt đẹp hơn. Trước khi nói về câu chuyện của Văn hóa lăng nhục mà đc thể hiện dưới hình thức công lý của đám đông . Em muốn hỏi anh nếu như vậy thì có pải ở thời điểm này mọi người đang rơi vào chuyện là mọi người không quen với sự cô độc và mọi người không học đc nhiều thứ liên quan tới việc bản thân nhìn người khác và quản lý cảm xúc bản thân không . Nó có phải là những thứ cội nguồn bắt đầu vấn đề bước vô một tập thể tràn đầy bạo lực không anh ?

02 : 24 - 05 : 18

Đây là 1 câu hỏi rất hay và khá bất ngờ với anh . trong cuốn “ Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” thì anh có viết một bài tên là Vẻ đẹp của một người đứng một mình và bài đấy anh đã chiêm nghiệm rất nhiều về trải nghiệm tách ra khỏi đám đông, có đc sự dũng cảm để có đc chính kiến của mình và không bị cuốn theo hiệu ứng của đám đông . Anh nghĩ rằng khả năng đứng một mình đấy rất quan trọng . Việc chúng ta không giám đứng một mình khiến ta luôn có xu hướng phải nhập vào một nhóm nào đấy , tham gia vào một cuộc thánh chiến nào đấy để băm vằm những người khác với quan điểm hay suy nghĩ của chúng ta, khiến chúng ta chạy theo những cái xấu xí và bạo lực một cách vô ý thức hoặc say mê với nó mà không dừng lại đc . Những cuộc đánh trộm chó dẫn đến chết, những cuộc lăng mạ trong đám đông ,...những hiện tượng như vậy khiến chúng ta thiếu vắng khả năng cưỡng lại sức hút của đám đông cuồng nhiệt . Anh muốn dùng chữ khác với chữ cô độc hoặc cô đơn là trạng thái ta ở một mình, ta cảm thấy bất hạnh, không vui và cảm thấy khổ sở vì điều đấy , tôi bị cô đơn và tôi muốn giải thoát khỏi tình trạng đấy , nên đúng hơn là chữ Một Mình , ta muốn tách ra khỏi đám đông nhưng ta vẫn ung dung tự tại điềm tĩnh không xa lánh đám đông theo dạng ở ẩn hoặc bịt tai bịt mắt ko muốn nghe gì hay nhìn thấy gì từ họ nữa , ta vẫn nhìn thấy và nghe thấy mọi thứ nhưng ta không để chúng tác động đến bản thân ta hoặc khi chúng tác động đến bản thân ta thì ta ý thức đc điều đấy và ta chỉ phát ngôn hay hành xử khi những cảm xúc quá mức đấy trôi qua và ta lấy lại sự bìnhtĩnh . Anh thấy ý của hùng khá hay là việc ta cần phải tu tập việc đứng một mình không có nghĩa ta rời bỏ xã hội ta đi lên núi ở ẩn mà ta tách ra khỏi những cơn sóng cảm xúc dù tích cực hay tiêu cực nhưng mang xu hướng bầy đoàn . chúng ta vẫn có sự bình tĩnh để kiến tạo nên một chính kiến của mình , sau đấy với toàn bộ sự điềm tĩnh và cương quyết thì chúng ta cũng trình bày đc chính kiến của mình cho người khác

05 : 19 - 06 : 01

Đối lập lại với chuyện chúng ta không quen sống một mình mà ta dễ hòa vào với đám đông , Anh có kiến giải gì về việc tại sao hiệu ứng đám đông nó lại lớn và mạnh mẽ hơn trong thời đại này còn chuyệngười quen với một mình lại trở nên khó khăn đến như vậy. Em và Anh khác thế hệ thì em rất muốn biết thế hệ của anh thì chuyện một mình có dễ dàng hơn bây giờ không ?

06 : 02 - 07 : 30

Anh không nghĩ đây là câu chuyện của thế hệ, có những người 80 tuổi vẫn không thể sống một mình đc mà luôn sống xung quanh mình phải có con cháu, phải hành hạ chúng, đòi hỏi họ phải nghe mình và mình không thể ở một mình nên đây không pải là câu chuyện của thế hệ . Anh muốn nhấn mạnh là đám đông có một sức hút rất lớn , những ai đi vào sân vận động thì sẽ cảm nhận đc sức hút ấy khi hàng trăm nghìn người rào lên ủng hộ đội này và chửi bới đội kia . Dù ta là 1 người rất nhân từ hiền hòa nhút nhát mà lúc đấy cũng có thể nhổ nước bọt và chửi trọng tài một cách rất ngon lành vì xung quanh ta tất cả mọi người đều như vậy cả , lúc đấy ta đc bật đèn xanh để thấy là mình có thể chửi bới hay có những hành vi này nọ với người khác mà không bị lên án , thậm chí còn đc đám đông đó ủng hộ nên ta sẽ rất nhanh chóng bị cuốn theo đám đông đấy . Chỉ khi ta về nhà rồi ngủ qua một đêm và nhìn lại ngày hôm qua thì ta thấy có lẽ hôm qua mình là 1 con người khác và hôm nay là 1 con người khác . Nên đám đông có tác dụng rất lớn nếu ai không có đc sự vững vàng thì sẽ bị nó cuốn như nước cuốn bèo trôi , mà cái này dù lớn tuổi hay bé tuổi thì cũng không quan trọng

07 : 31 - 07 : 44

Vậy sự thay đổi của môi trường xung quanh theo thế hệ thì theo anh là không ảnh hưởng nhiều đến chuyện nhu cầu sống và khả năng hòa nhập phải không ?

07 : 45 - 09 : 12

Con người thì luôn có nhu cầu ở trong những group nhất định như nhóm những người cùng quê , nhóm người cùng là tiến sẽ, nhóm cùng viết sách ....người ta hay có xu hướng nhập vào những nhóm đấy và tấn công những nhóm khác . Có điểm khác giữa bây giờ và cách đây mấy chục năm là bây giờ mạng xã hội rất nhanh chóng tìm đc đám đông đang cuồng nhiệt , những đám đông suy nghĩ giống mình và mỗi ngày có thể gia nhập rất nhiều đám đông như thế để tương tác , cảm thấy mình là 1 thành phần trong tập thể đấy và mình không cô đơn, mình có những người xung quanh , có sự kết nối còn trc kia thì sự gia nhập đám đông đấy bị giới hạn , chỉ là 1 ngày lễ làng hay vào sân vận động này kia , còn lại thì họ vẫn sống trong một tập thể nhỏ hơn trong gia đình , dòng họ . Vậy nên internet và mạng xã hội cung cấp cho chúng ta hàng giờ, hàng giây cái cơ hội để đc gia nhập vào một đám đông lớn hơn , cơ hội để tung hô người khác với những người cùng chí hướng và đc người khác tung hô mình qua số like , share và comment mà mình nhận đc . Cái đấy sẽ là sự gây nghiện làm người ta đắm đuối vào trong đó mỗi ngày

09 : 13 - 11 : 18

Em muốn lấy 1 câu chuyện từ trong cuốn sách Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can , muốn nói tới 1 sự kiện gần đây là Sao Kê thì sự kiện sao kê đó sẽ tạo ra 2 nhóm là ủng hộ người tạo nên sự kiện Sao Kê và nhóm không ủng hộ . Lúc đó em nhận ra mình còn có nhóm thứ 3 là nhóm không đứng trong 2 nhóm đó . Em có đọc đc 1 đoạn anh viết trong cuốn sách đó là : sở dĩ chúng ta phê bình hay than phiền là để chứng tỏ chúng ta không thờ ơ vô cảm , chúng ta ưu tú hơn những người làm thói xấu xa ấy. Thứ 2 là bức xúc chứng tỏ chúng ta vô tội hoặc từng là nạn nhân nhưng đừng nghĩ là ta vô can. Cuộc sống chúng ta ...10:33... bất công và phi lí. Bây giờ sống không hề dễ dàng vì chúng ta vẫn phải sống và chứng kiến những bất công ấy mỗi ngày , có thể chúng ta không phải là ....10:47 – nhưng chúng ta vẫn trên một nền tảng xã hội với họ. Em muốn hỏi anh là trong sự kiện vừa rồi thì anh Giang có pải là người vô can không , anh là nhóm đồng tình với người đòi sao kê đó hay nhóm phản đối hay nhóm im lặng ?

11 : 19 - 16 : 08

Ở đây có 2 câu chuyện : Thứ nhất là chúng ta nên làm từ thiện như thế nào . thứ 2 là khi thấy người khác có những hành xử không hợp ý ta thì chúng ta nên phản ứng như thế nào. Trong cuốn Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can thì anh cũng viết một bài Từ Thiện Câu Like , đấy là một trong những bài đầu tiên dấy lên sự quan ngại của phong trào làm từ thiện mà nó rất nhập nhằng về chuyện đánh bóng bản thân , không có sự minh bạch , không quan tâm gì đến số phận và câu chuyện của người nghèo mà chỉ thỏa mãn và vuốt ve cái tôi của người đi làm từ thiện mà thôi . Làm từ thiện cho quần áo cho các bé ở nông thôn thì có thể đánh mất bản sắc văn hóa của cộng đồng đấy. Những quan ngại của bài Từ Thiện Câu Like hồi đấy đã bị ném đá rất nhiều , anh đã nhận đc những cơn bão tam giác rất khủng khiếp kéo dài 1 thời gian , họ quy chụp anh là phát ngôn của mặt trận tổ quốc rồi đc trả tiền bởi VTV hoặc sắp tới sẽ cấm người dân làm từ thiện.... đến bây giờ thì quả lắc đã quay sang chiều bên kia và có làn sóng căm ghét khổng lồ hướng đến những người nổi tiếng , ngôi sao , ca sĩ làm từ thiện, họ đang băm vằm những người nổi tiếng này. Anh vẫn giữ quan điểm là cách thức làm từ thiện của những ngôi sao , ca sĩ là không hiệu quả và không phù hợp . Cần 1 cách thức làm từ thiện khác tốt hơn và tôn trọng người nhận đc hơn , tránh đc những cạm bẫy của việc vuốt ve bản thân đánh bóng tên tuổi . Ví dụ cách làm từ thiện của cô thủy tiên có thể với tất cả những thiện chí của cô ấy nhưng cách đấy những người làm hoạt động xã hội hay những tổ chức làm từ thiện chuyên nghiệp sẽ không làm . tuy nhiên việc mà cộng đồng hiện nay đang lăng nhục, xâu xé băm vằm những người như cô thủy tiên là những sự việc hết sức xấu xí mà chúng ta không nên làm chuyện đấy, không nên vu cho họ cái cái kia , phao lên tin là họ tư túi cá nhân khi ta không có một bằng chứng gì cả . Những hiện tượng như của cô Phương Hằng livestreams rất nhiều giờ trong nhiều ngày và luôn thông báo là mình sẽ công bố những chứng cứ chứng tỏ những người kia vi phạm pháp luật nhưng chưa bao giờ đưa ra những chứng cứ đó cả , và dùng những lời lẽ lăng nhục rất lớn tạo thành một hiện tượng giải trí cho toàn quốc . Anh rất quan ngại những youtuber như cô Phương Hằng nhưng anh cũng không cho rằng người ta cần pải quay ra lăng mạ chửi bới cô Phương Hằng. Ta thấy hiện nay cộng đồng và xã hội đang sa lầy vào một cuộc ẩu đả, một trận hỗn chiến trên mạng rất khủng khiếp , nó tiêu tốn rất nhiều năng lượng và nhiều tâm trí của xã hội , mọi người cũng xúm đông vào để xem những cuộc ẩu đả này quên hết tất cả những chuyện khác. Ví dụ chiều hôm qua 2 ngôi sao nổi tiếng đến ngân hàng để làm sao kê , sự kiện đấy đc người dân theo dõi còn chăm chú hơn là một cuộc viếng thăm của mộtnguyên thủ nào đấy nên anh nghĩ đời sống tinh thần của chúng ta đang bị sa lầy vào một mớ bùng nhùng không tốt đẹp, không hay ho gì cả, đó là 1 sự độc địa và anh mong muốn có những đối thoại rất đàng hoàng văn minh , tôn trọng nhau về việc là chúng ta nên làm từ thiện như thế nào , cách này cách kia có ổn không , như thế nào gọi là minh bạch và không minh bạch. Đấy là cuộc thảo luận mà chúng ta đáng lẽ phải làm nhưng người dân không làm vì họ đang sa đà vào chuyện tấn công webside của vietcombank và cho service của vietcombank đấy 1 sao....Khi chúng ta tấn công nhau một cách loạn xạ như vậy thì vấn đề lớn là cần pải làm từ thiện như thế nào thì không đc đề cập đến , như vậy thì nó không đc giải quyết và như vậy nó không đc giải quyết thì từ năm này qua năm khác nó vẫn tiếp tục như vậy.

16 : 09 - 16 : 24

Nó giống như một thánh chiến, từ mục đích ban đầu là tìm ra sự thật thì bây giờ nó thành 2 phe là chiến thắng và không chiến thắng

16 : 25 - 17 : 06

Đúng vậy , nên bây giờ nếu câu chuyện chìm đi thì họ sẽ rất buồn , họ sẽ tìm đến drama tiếp theo để họ hit drama bởi vì họ bị nghiện rồi chứ họ không quan tâm về việc giải quyết 1 vấn đề xã hội như thế nào, chuyện bất bình đẳng hay chuyện từ thiện như thế nào cho đúng . Tháng 10 – 11 những cơn bão tiếp theo sẽ đến miền trung và câu chuyện sẽ lặp lại y chang như vậy, vấn đề lớn hơn là làm thế nào để những cơn bão ở miền trung ít gây ra tổn hại hơn đối với người nghèo ở đấy, làm thế nào để giải quyết đc vấn đề bất bình đẳng thì không đc giải quyết mà chúng ta cứ sa đà vào những livestreams này kia của cô Hằng , Cô hồng ....

17 : 07 - 17 : 49

Mình sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn chuyện là tại sao chúng ta bị sa đọa như vậy . hiệu ứng của đám đông sẽ đc dẫn dắt bởi những luồng năng lượng tiêu cực , nếu có 1 – 2 cá nhân nào vượt trội họ lên tiếng đầu tiên và họ thể hiện đc năng lượng một cách rất là thái cực thì họ rất dễ dẫn dắt đám đông đó đúng không anh ?

17 : 50 - 19 : 04

Có 2 ý : thứ nhất là việc tham gia vào những cuộc ẩu đả mà không gây ra máu me thực tế như trên mạng thì rất dễ dàng và những cuộc ẩu đả cãi cọ đócũng rất là thú vị và trang food cho đầu óc của chúng ta . Về mặt cơ thể thì ta rất thích ăn trum food , ăn đồ ngọt , đồ béo mỡ rất dễ thay vì phải ăn rau rất khó . Về tinh thần ta cũng dễ ăn trum food hơn là đọc 1 cuốn sách dày cộm của ông này ông kia . Khi ta đã khao khát cái trum food đấy rồi mà lại xuất hiện những con người hết sức thú vị và có tài năng như bà Phương Hằng cung cấp cho chúng ta trum food đấy 1 cách rất dễ dàng vào mỗi tối của chúng ta thì ta sẽ ăn cùng với bà đấy . Trừ khi ta có đc cái kỉ luật rất chắc chắn và ta không thấy đó là mỡ mà thấy đó là ( mách – đô – nờ ) của tâm hồn và ta khước từ đc cái đấy , ta sẽ đọc sách của ông Giang hay làm cái gì đấy hơn là việc ta bật youtube lên và xem bà Hằng

19 : 05 - 19 : 24

Vậy tại sao họ lại mất đi cái trách nhiệm cá nhân trong việc dễ dàng dùng ngôn ngữ bạo lực , lăng nhục hay tấn công người khác ?

19 : 25 - 21 : 34

Anh nghĩ trách nhiệm cá nhân thì luôn là việc khó khăn để duy trì nó và bất cứ ai cũng vậy. Mình chỉ có thể cố gắng thể hiện đc cái trách nhiệm cá nhân ngày hôm nay nhiều hơn một chút so với ngày hôm qua và ngày mai nhiều hơn 1 chút so với ngày hôm nay . Mình không thể nói đc mình là người luôn giữ vững đc lập trường , mình biết là trum food không tốt mình sẽ không ăn trum food , mình sẽ là người công dân gương mẫu, ...không ai làm đc như vậy cả và mình sẽ có những phút sa ngã. 5 – 6 năm qua sau khi viết cuốn Thiện, Ác và smartphone thì mình hiểu rõ đc tác hại của lăng nhục và của giận dữ nên mình rất cố gắng để tránh khỏi những cái đấy , nhưng sẽ có những lúc mình sa phải những cái nốt đấy như mình lăng nhục 1 ai hoặc viết 1 comment rất tệ, hôm sau mình rất hối hận về comment đó . Nên việc có trách nhiệm với cá nhân là một việc khó nên người ta không làm đc cái đấy cũng là cái dễ hiểu . Còn làm thế nào để chúng ta thực hiện đc trách nhiệm cá nhân đc nhiều hơn thì đấy là câu hỏi của giáo dục, câu hỏi của người lớn khi người lớn phải dạy dỗ các bạn trẻ hành xử như thế nào . Đấy cũng là thái độ của mình khước từ sự thua lỗ , khước từ cái xấu xí trên mạng , không cho rằng đấy là sự hiển nhiên. Đi ra ngoài đường ta không nên coi việc bị du côn đánh đập là hiển nhiên . Có con cháu đi học ở trường thì ta không coi việc con cháu bị bắt nạt ở trường là điều hiển nhiên , lên mạng thì ta cũng không nên coi những sự lăng nhục hoặc những sự xấu xí trên mạng là sự hiển nhiên mà ta cần phải lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn để giữ cho không gianmạng sạch sẽ , chỉ có những bông hoa, những video mèo hoặc những ảnh hoàng hôn hoặc những ảnh rất là boring nhưng ít nhất là nó không gây hại gì cả

21 : 35 - 22 : 33

Rõ ràng khi mình hòa mình vào đám đông thì mình rất dễ bị cuốn theo bởi các hiệu ứng và mình cũng rất khó xác định đc trách nhiệm của bản thân thì khi đó người ta sẽ dễ dàng tàn nhẫn hơn , bạo lực hơn , dễ dàng bộc lộ những mặt tối của mình , những yếu tố bạo lực mình đã đc tích lũy rất nhiều từ phim ảnh , từ những bất mãn của mình. Vậy có cách nào để thoát khỏi , mình phải học chuyện 1 mình tốt hơn hả?

22 : 34 - 26 : 01

Anh nghĩ để thoát khỏi cái nhà tù của thái độ , của hành xử đấy mà ai cũng dễ dàng bước chân vào đó vì nó thú vị hay ho cám dỗ quá thì ta cần phải trải qua một quá trình rất lâu dài giống như tập chơi vi ô lông , tập chơi tennis . chúng ta phải ý thức đc sự giận dữ của mình khi ai đấy làm trái ý mình và có những phát ngôn với mình, khi mình bất mãn, bức xúc hay bực bội thì mình ý thức đc nó và mình quay lại với sự điềm tĩnh. Việc rèn luyện trở thành 1 con người điềm tĩnh là vô cùng khó và quan trọng . Điềm tĩnh không phải là nhu nhược và bỏ qua những cái xấu hoặc xuề xòa hoặc trở thành đa nhân cho người ta bắt nạt mình mà điềm tĩnh ở đây là sự cương quyết cứng rắn nhưng không chà đạp lên nhân phẩm của người kia , không lăng nhục hoặc tấn công vào phẩm giá của họ . Đấy là yếu tố để chứng minh làm sao chúng ta có thể thoát ra đc . Thứ 2 là chúng ta có thái độ khước từ cái văn hóa đấy , ta không cho rằng nó xứng đáng đc tồn tại và ta muốn thay đổi nó bằng 1 văn hóa khác . Giống như ta đang khước từ văn hóa là chồng có thể đánh vợ , bố mẹ có mẹ có thể đánh con , ta cũng khước từ bạo lực trên mạng . Thứ 3 là chúng ta hãy rèn luyện Thấu Cảm để có thể tránh đc bạo lực ngôn từ , để tránh đc việc lăng mạn người khác thì chúng ta hãy cố gắng hiểu vì sao họ lại có quan điểm ngớ ngẩn như vậy . Hiểu không có nghĩa mình đồng tình với những cái họ nói họ làm mà hiểu để qua đấy có nền tảng tốt hơn để 2 bên đối thoại với nhau . Quay lại ví dụ của Từ Thiện và Sao Kê thì giữa 2 phe này không có cái đối thoại gì cả , không có cái forum để mọi người đứng lên trình bày để mọi người hiểu câu chuyện của nhau mà đây chỉ có sự tấn công và phản tấn công và cứ như thế mãi mãi , đấy là những điều cơ bản mà chúng ta cần. Để tránh đc cạm bẫy của sự lăng nhục và baọ lực tinh thần đấy thì chúng ta cần traudồi cho mình một cái ý thức là có thể mình sai , quan điểm của mình có thể pải cần thêm thông tin để xây dựng , thay đổi nó và một lúc nào đấy mình pải thừa nhận là mình không đúng . Việc giám thừa nhận cũng là sự dũng cảm mà không pải ai cũng có , anh cũng thường xuyên muốn trau dồi cho mình sự dũng cảm để có thể nói với người khác dù đấy là con mình còn bé , bố sai rồi bố xin lỗi hay với nhân viên của mình là sếp sai rồi sếp xin lỗi . Đấy có vẻ là cái đang rất thiếu trên mạng xã hội hiện nay, không có ai thừa nhận là họ sai cả

26 : 02 - 28 : 14

Có một nội dung mà em rất thích ở cuốn sách Thiện, Ác và Smartphone nói về quy trình phi nhân hóa , trong cuốn sách đó anh Giang đã chỉ ra một quá trình mà đôi khi chúng ta không nhận thức đc là chúng ta tham gia vào quá trình đó mà ta đã dần quen với hành động tấn công người khác , lăng nhục người khác . Quá trình đó em đang đọc đầu tiên là Tha Nhân Hóa , nghĩa là hãy tách biệt mình với những đối tượng còn lại , giống như 2 thế giới ta và bọn họ , chúng ta và chúng nó . Bước 2 là Phi Nhân Hóa có những ngôn từ rất ghê mà em đang đọc trong cuốn sách ví dụ là : “ Úi dời toàn bọn điếm ấy mà , hay lũ súc vật” . Bước 3 là mình buông lỏng về đạo đức thì có những từ rất nặng như : Chết đi cũng đáng kiếp mà . Cuối cùng đáng sợ nhất phần Thánh Chiến là chúng ta mang ..27 :31 vào cái hành động chúng ta làm, mình tưởng hóa cái ác, cái bạo lực của mình giống như mình thấy chuyện giết người là mình bảo vệ tổ quốc thì tự nhiên mình vượt qua khỏi ranh giới đạo đức của 1 con người . Nhờ anh Giang giải thích sâu và rõ hơn để chúng ta suy nghĩ lại , không biết chúng ta có đang tham gia vào cái 28:01 ...đó không và chúng ta đang ở chỗ nào rồi. Em thấy bước đầu tiên có vẻ chúng ta rất dễ phạm lỗi vì chúng ta tách biệt mình với người khác ?

28 : 15 - 35 : 04

Đây là một vòng xoáy bạo lực khá cơ bản và quan trọng , nó bắt đầu là việc chúng ta cho rằng mình hơn người khác như ta yêu nước hơn, yêu cộng đồng hơn , ta thông minh hơn, ta giỏi hơn ....chúng nó là những kẻ kém cỏi khác chúng ta . Ví dụ chúng ta là những người ở nhà lúc phong tỏa và không ra khỏi đường còn chúng nó là những kẻ vô ý thức ra ngoài đường. Chúng ta cho rằng tiêm vaccin ABC này là tốt , đúng và cần thiết còn chúng nó cho rằng tiêm vaccin ABC là những cái rất tệ, chúng ta cho rằng làm việc như thế này là ổn còn chúng nó cho rằng như thế là không ổn ....Bước thứ 2 là chúngta phi nhân hóa những người khác quan điểm với chúng ta , phi nhân hóa là không coi họ là người. Chúng ta bảo chúng nó là súc vật , rác rưởi, không xứng đáng để sống, chết đi cho rồi..... đấy là 1 cái bạo lực ngôn từ khá quen miệng , nhiều bố mẹ cũng dùng việc phi nhân hóa này với con cái của mình , ví dụ mày là đồ chó, mày chết đi tao không muốn có đứa con như mày ....họ không hình dung ra việc phi nhân hóa đấy nó mở cửa lồng cho sự độc ác bên trong người mình bước ra ngoài , sự độc ác đấy sẽ lên ngôi và chiếm thống soái trong cái hành xử của mình . Trong tất cả mọi cuộc chiến tranh , mọi cuộc thảm sát thì những sĩ quan đấy chỉ có thể giết hoặc tra tấn kẻ thù khi anh ta không coi những kẻ thù đấy là con người nữa mà là động vật, gỗ , đất. Trong lịch sử và chiến tranh thì anh thấy có rất nhiều ví dụ kinh khủng như vậy. Ví dụ các sĩ quan của phát xít đức ngày xưa muốn thử những bộ đồ cách nhiệt thì họ sẽ bắt tù nhân do thái mặc bộ đồ đó và nằm trong bồn đá để làm thí nghiệm , sau đó họ sẽ ghi vào trong sổ ví dụ nhiệt độ nước là 5 độ , nhiệt độ cơ thể khi tù nhân đc đem ra khỏi nước là 26 độ . thời gian ở trong nước là 63 phút , thời gian tới khi chết là 65 phút ....Họ sẽ nghi như vậy từ tờ này qua tờ khác và đến tối họ đi về nhà chơi với con rồi nghe nhạc giao hưởng , ăn uống mà không mảy may thương xót gì cả vì họ coi những người tù nhân do thái đấy không pải là người nữa . hành vi của họ ở đây chính là hiện tượng hùng có nhắc đến đó là sự buông lỏng về đạo đức. Khi anh coi Hùng là 1 con người dù anh có thể ghét hùng thì anh cũng ko thể ác với hùng dù bằng phi - sic – con hay ngôn từ . nhưng khi trong đầu mình đã suy nghĩ cá nhân này họ chỉ là chó má, là những chất thải thôi thì lúc đấy mình có thể độc ác đc với họ . mình cổ súy cho sự độc ác xảy ra với họ . Khi đọc lời khai của người khơ me đỏ khi giết những người campuchia , ví dụ có 1 người tên là Dus rất nổi tiếng là kim chỉ ri của khơ me đỏ bên nhà tù S21 là nơi hàng chục nghìn tù nhân đã bị giết , Sau này trong những cuộc phỏng vấn thì người chỉ huy này nói những người tù nhân họ chỉ là những mẩu gỗ hoặc nửa người nửa xác chết , họ không có hồn giống súc vật nên chúng tôi không pải lo lắng gì về nghiệp chướng của chúng tôi cả . đấy là một ví dụ rất rõ ràng cho việc buông lỏng về đạo đức , nó có thể thể hiện rất tinh vi ở trong đời thường chứ không nhất thiết pải là câu chuyện của chiến tranh. Có 1 thí nghiệm tâm lý học rất thú vị, 2 nhóm sinh viên đc chia ra để giật điện người tham gia thí nghiệm, tất nhiên họ không biết đấy là giật giả vờ, người bên kia thì kêu lên khi bị giật điện. Một nhóm thì trc khi bắt đầu bài giật điện đấy thì tình cờ nghe đc những lời sỉ nhục , lăng mạ của người khác nói về người sắp bị giật điện còn nhóm 2 thì không nghe thấy gì cả . Cuộc thí nghiệm đấy đãchỉ ra rằng nhóm 1 mà nghe đc những lời sỉ vả , phi nhân hóa người chuẩn bị giật điện thì cú giật điện của họ lại có sức mạnh cao hơn rất nhiều so với nhóm 2 . họ cho rằng họ không cần phải nhẹ nhàng với người kia vì người kia không ra gì nên mới bị chửi mắng lăng nhục như vậy . disenchantment về mặt đạo đức này, việc ta thả lỏng bật đèn xanh cho những cái xấu xí độc ác trong người chúng ta cũng tiến đến việc ta cổ xúy cho những cái ác nó xảy ra và ta thường áp dụng cho những người khác quan điểm ta hoặc ta coi họ không ra gì như gái mại dâm hay con nghiện gì đó . Ví dụ ta có định kiến với những người nghiện ngập thì ta sẽ phi nhân hóa và coi họ là súc vât, là chất thải, sau đó ta sẽ buông lỏng về mặt đạo đức với họ , tự nhủ là họ chết đi cũng đáng kiếp sống làm gì , sau đó ta sẽ ủng hộ bạo lực khi bạo lực xảy ra với những người nghiện ngập đấy, ví dụ họ bị chết trong đám cháy hay bị sao đấy thì ta tự nhủ là như thế cũng đúng thôi không có gì đâu hoặc ta sẽ vỗ tay khi người đó bị đánh hội đồng ở đâu đấy . đó là vòng xoáy bạo lực có thể xảy ra với bất kỳ ai và vòng xoáy đấy có thể tạo ra bạo lực cho tất cả những nhóm người nào

35 : 05 - 36 : 04

Sau buổi hôm nay mình sẽ cho mọi người hiểu về cái gì đang diễn ra để mình sẽ tìm đc 1 cái giải pháp tích cực . Chuyện tha nhân hóa giữa chúng ta và bọn họ thì anh có nghĩ vấn đề là mình đang thiếu sự giáo dục về văn minh không , mình không tập trung về chuyện học hỏi cách tôn trọng sự khác biệt của bản thân , của người khác mà chúng ta thường phản ứng rất mạnh mẽ khi người khác bất đồng quan điểm với mình . Để giải quyết đc chuyện tha nhân hóa giữa chúng ta và bọn họ thì mình pải đào sâu về giáo dục hay mình pải tự rèn luyện bản thân mình tôn trọng chuyện khác biệt của người khác ko anh ?

36 : 05 - 38 : 49

Cái tha nhân hóa đấy là nguồn cơn của tất cả mọi vấn đề . ví dụ có vấn đề khá nổi tiếng của 1 giáo viên lớp 1 đến lớp cô ấy bảo với học sinh là : cô vừa đọc 1 bài báo khoa học rất hay , trong đó nói là những người có mắt xanh là những người thượng đẳng còn những người mắt nâu là những kẻ kém cỏi . ngay lập trức trong lớp chia thành 2 nhóm là nhóm đứa trẻ mắt xanh và nhóm trẻ mắt nâu . Những trẻ mắt xanh thì nhanh chóng ứng xử như những ông chủ kiêu ngạo đi bắt nạt chửi bới những đứa trẻ mắt nâu còn những đứa trẻ mắt nâu thì rúm ró lại và bắt đầu học kém đi. Như vậy việc tách ra chúngta là thượng đẳng còn chúng nó là kém cỏi nó xảy ra vô cùng nhanh chóng. 1 tuần trôi qua cô giáo bảo trc lớp là xin lỗi cô đọc nhầm , thực ra bài báo đấy họ nói những người mắt nâu mới là người thượng đẳng còn người mắt xanh là những người kém cỏi, những đứa trẻ mắt nâu vui sướng đập bàn ghế và trở thành những ông chủ của lớp rồi đẩy những đứa trẻ mắt xanh vào trong góc tường , lúc ra chơi thì bị bắt nạt , véo tai , đá chân . Như vậy con người rất dễ dàng đứng về phe này phe kia . qua đây ta thấy đc giáo dục quan trọng như thế nào . Việc chúng ta tôn trọng người khác màu da , màu mắt của mình, khác quan điểm , tín ngưỡng , vùng miền của mình ...cái đấy không bao giờ đủ cả . rất tiếc là mạng xã hội và truyền thông hiện nay thì không những không giải tỏa mà thậm chí còn đào sâu vào việc kỳ thị đấy . ví dụ kỳ thị vùng miền thì vừa rồi trong đợt đại dịch thì sự xấu xí của việc kỳ thị vùng miền nó đc khơi mào bỏ 2 bên và đã sâu sắc hơn rất nhiều so với trc kia . kỳ thị về sự khác nhau về chính trị nên việc chia làm đôi bên chúng ta bên chúng nó dễ dàng xảy ra . cái văn hóa trong gia đình , trong nhà trường và trên truyền thông cũng đang củng cố sự phân biệt đấy chứ không ủng hộ sự vị tha , sự khoan dung hay chấp nhận sự khác biệt.

38 : 50 - 39 : 46

Gần đây đặc biệt mạng xã hội thì mỗi người là 1 truyền thông mà chưa bao giờ 1 cá nhân họ lại đc giao 1 sức mạnh lớn đến như vậy . bây giờ đc phát ngôn nó là 1 quyền lực và họ chiến đấu với nhau vì họ thấy sự khác biệt về quan điểm , khi bạn chứng minh đc quan điểm của bạn đúng hay sai thì bạn khiến tôi trở nên thất bại hoặc thành công . Nó trở nên rất là cá nhân và nó phát triển rất mạnh. Anh có thấy thế hệ thời bây giờ và thế hệ thời của anh có khác nhau ko vì em nghĩ nhu cầu tiếng nói cá nhân lúc đấy nó cũng ko lớn như bây giờ ?

39 : 47 - 41 : 44

Anh ko nghĩ vậy, mỗi người đều có khả năng phát ngôn và thực chất là 1 điều tốt nếu đi kèm với nó là khả năng lắng nghe người khác còn nếu không thì ta sẽ 1 cuộc hỗn chiến, hỗn mạng , nếu ai to mồm nhất hung hăng nhất thì người đấy sẽ có lẽ phải và người đấy sẽ át đc người khác nên cái lý lẽ và lập luận sẽ không đc đề cập đến mà họ chỉ đếm xỉa đến là ai to tiếng hơn người khác, đấy là 1 cái đáng buồn . Còn thế hệ thì có thể trong giới trẻ tình hình đỡ tệ hơn , có thể anh đang quá lạc quan về giới trẻ nhưng anh nghĩ giới trẻ có thể bao dung nhiều hơn , họ chấp nhận đc sự khác biệt hơn có thể vì họ đanglớn lên ở 1 cái văn hóa quốc tế đa dạng phim ảnh , âm nhạc, mốt, tóc tai...thì họ sẽ hiểu đc sự khác biệt nó là 1 phần của cuộc sống và đó là bình thường , nếu không có khác biệt mà ai cũng ăn mặc giống nhau, nghe nhạc giống nhau thì rất là tệ. Còn từ lứa tuổi của anh trở lên thì người ta lại càng đông cứng lại trong cái tư duy quan điểm của mình , họ không còn sự mềm mại và sự nhạy cảm nữa và họ càng muốn chứng tỏ họ đúng , họ nắm giữ chân lý. Thời gian sống còn càng ít thì họ càng trở nên cay đắng và càng cuống quýt để chứng tỏ với người khác là mình quan trọng và cuộc đời này sống là có nghĩa , nên họ có thể càng dấn thân vào những cuộc thánh chiến này nhiều hơn người trẻ

41 : 45 - 42 : 28

Đúng là giới trẻ bây giờ họ là thế hệ tiếp nhận sự khác biệt tốt hơn những thế hệ trc kia, đồng thời do đại dịch và do mọi thứ hay là đỉnh điểm của sự khủng hoảng về giá trị đạo đức về thật giả thì nó lại là sự khởi đầu tốt hơn . Giống như mọi người phải đọc sách , đến 2024 nó là 1 thời đại mới mà những người cầm cương của thế giới đó sẽ văn minh hơn, sẽ thấu hiểu và lắng nghe hơn , em hi vọng sự lạc quan của mình là đúng

42 : 29 - 43 : 01

Anh không tin vào điều này lắm . Giới trẻ nhìn chung họ khoan dung hơn , đa dạng hơn nhưng những người trẻ sau này trở thành những người nắm quyền lực của đất nước và của bộ máy này thì chưa chắc đã khoan dung và tôn trọng sự khác biệt và đấy vẫn là những người khao khát quyền lực , khao khát 1 tư duy logic toàn trị chứ không phải 1 dân chủ và khoan dung

43 : 02 - 43 : 15

Tại sao anh nghĩ trong 1 thế hệ họ tôn trọng sự đa dạng , tôn trọng những bài viết khác nhau hơn thì họ lại muốn quản trị một kỷ trị thể hiện nhiều quyền lực như vậy ?

43 : 16 - 43 : 59

Bởi vì họ đang phải tiếp nhận cái đang tồn tại chứ ko thể đập đi và xây mới hoàn toàn . Cái đang tồn tại thì nó khuyến khích tư duy toàn trị , độc tài , lạm dụng quyền lực và những ai đồng ý với quan điểm tư duy đấy thì họ mới đc thăng tiến và đc tiếp tục đưa vào để tiếp nối hệ thống đấy nên sẽ rất khó để bước đến 1 thế giới nhân văn và ít bạo lực hơn.

44 : 00 - 44 : 49

Bước 2 là cái điềm tĩnh có phải là nền tảng để giải quyết các vấn đề của quá trình thứ 2 là quá trình phi nhân hóa . Nó ẩn chứa rất nhiều bạo lực , giận dữ thì có phải bình tĩnh là quản lý cảm xúc cá nhân không anh ?

44 : 50 - 48 : 27

Điềm tĩnh là một trong những vũ khí quan trọng nhất để ta có thể bước ra khỏi văn hóa lăng nhục này và xây dựng cho mình 1 thế giới tốt đẹp hơn . Có 2 câu trích mà anh rất thích mà mỗi khi anh thấy mình giận dữ thì anh tự nhủ . Câu 1 là của triết gia va – tun : có 2 thứ mà ta không bao giờ nên tức giận với chúng , cái mà người ta có thể thay đổi đc và cái mà không thể thay đổi đc còn những thứ khác thì mình có quyền tức giận với nó. Những gì mình có thể hay đổi đc thì mình thay đổi đi , việc gì phải tức giận . Thậm chí khi tức giận thì hành động thay đổi của mình sẽ bị ảnh hưởng còn mình ko thay đổi đc thì tại sao mình lại tức giận với nó làm gì . Câu cod thứ 2 là của lão tử nói : người chiến binh suất sắc nhất không bao giờ giận dữ thì anh thấy rất đúng . Người đánh karate hoặc đánh bốc cũng không bao giờ giận dữ cả vì anh ta cần có sự tỉnh táo và lạnh lùng của đầu óc để biết mình nên xử lý như thế nào trc đối phương. Nhưng Điềm tĩnh cũng hay bị hiểu lầm là mình trở nên lãnh đạo , bạc nhược, vô cảm hoặc yếu kém . giữa 2 bên là sự giận dữ hung hăng và sự lãnh đạo bạc nhược thì điềm tĩnh nó nằm ở giữa . 1 đoạn trích trong cuốn thiện, ác , smartphone viết về biết bình tĩnh : Khác với nhu nhược thì điềm tĩnh là nền tảng cho 1 thái độ cương quyết , đanh thép , sự minh mẫn sắc bén và sức thuyết phục . Điềm tĩnh cũng khác với hung hăng ở chỗ nó không thô bạo và phá hủy, trong điềm tĩnh ẩn chứa sức mạnh, nó là vũ khí sắc bén nhất để bạn không những bảo vệ mình mà còn những người liên quan chất chính họ . Điềm tĩnh cũng không pải là kìm nén giận giữ , một dạng chạy trốn xung đột , bên ngoài vẫn bình thường không tỏ ra phản đối hay bất đồng trong khi bên trong thì sôi sục như 1 nồi áp suất nóng trào vung . Người cương quyết không lẩn tránh xung đột mà bày tỏ nhu cầu của mình , bảo vệ niềm tin của mình trong khi vẫn tôn trọng cảm xúc , nhân phẩm và lưu ý tới nhu cầu của người kia. Anh ta không có mong muốn hạ nhục hay đè bẹp người khác , không cưỡng ép hay đe dọa. Người điềm tĩnh mà cương quyết có thiện chí đi tìm giải pháp trong tinh thần hợp tác . Anh vững vàng giữa biển giận dữ của người khác . Đây là những điều mà anh luôn tự nhủ cho chính bản thân mình là mình phải trau dồi , nó là 1 phần của trí tuệ cảm xúc và nó là thái độ mà mình vẫn thể hiện đc nhu cầu của mình , vẫn đòi hỏi đc quyền lợichính kiến của mình nhưng mình không chà đạp lên nhân phẩm của người kia, không đè bép, ko hạ nhục cưỡng ép hay đe dọa họ thì đấy là cái khó khăn hơn rất nhiều . Còn khi mình lớn tiếng tấn công đe dọa chà đạp lên nhân phẩm của họ thì mình đang cảm thấy bất lực, mình không đủ lý lẽ hay sức nặng để người ta lắng nghe mình nên mình mới phải to tiếng lăng mạn người khác . Nếu mình có đc sự bình tĩnh thì mình sẽ giải quyết đc vấn đề lớn hơn là khi mình sa vào sự giận dữ điên cuồng thịnh nộ .

48 : 28 - 49 : 08

Em rất thích một giải pháp trong cuốn thiện ác và smartphone là phải tha thứ. Em hiểu anh phân biệt giữa tha thứ và hòa giải thì thường hòa giải là mình mong đợi người đối phương họ pải nhịn cái sai của mình mà thường cái này thì rất khó diễn ra . Còn tha thứ thì mình không kỳ vọng người kia sẽ ăn năn và chuộc lỗi vậy thì làm sao để tha thứ ?

49 : 09 - 51 : 41

Đây cũng là 1 cái thách thức khác . sự khó khăn để tha thứ ở đây thường nằm ở quan điểm cho rằng để tha thứ đc thì đối phương phải thay đổi . nhưng bản chất của tha thứ không phải như vậy mà tha thứ là việc chấm dứt tình trạng mình là nạn nhân , mình bước ra khỏi nhà tù mà hành vi sai trái của đối phương đã tạo ra có thể cách đây 10 – 20 năm. Một ông bố đã đánh đạp mình vô cùng kinh khủng , bỏ rơi mình , thậm chí xâm hại tình dục mình mà đến giờ mình rất hận , căm ghét thậm chí nghĩ đến ông ấy mình có thể khóc lên thì lúc đấy mình không tha thứ đc . Nhưng khi mình tha thứ đc , mình khước từ mình là nạn nhân của quá khứ đấy , mình sẽ bước ra ngoài và có cuộc sống riêng , không pải 1 cá nhân bị xác định bởi quá khứ của tôi nữa . tôi có thể quay lại thậm chí còn săn sóc ông bố đấy mặc dù tôi vẫn ý thức đc tất cả những việc sai trái ông ấy làm cho tôi nhưng mình mạnh mẽ hơn , mình không pải là nạn nhân nữa , thậm chí còn hiểu đc vì sao ông ấy lại hành xử như vậy , ông ấy bất mãn, ông nghiện rượu, ông có cuộc đời bị tan nát nên ông hành xử như vậy thì đó là sự tha thứ. Bước tiếp theo là hòa giải thì cái đấy yêu cầu người thủ phạm phải thay đổi, phải nhận ra lỗi lầm của mình , pải xin lỗi , làm hòa hoặc phải đền bù thì lúc đấy sẽ có đc sự hòa giải còn bước trc hòa giải là sự tha thứ . Nếu ta hiểu tha thứ phải đặc trưng nền tảng của việc người thủ phạm xin lỗi và nhận ra lỗi của mình thì rất nguy hiểm vì nếu thủ phạm chết đi rồi thì mình không thể tha thứ đc hay sao, vậy mình sẽ vẫn bị cầm tù trong hành vi sai trái mà ông ta gây ra cho mình nên việc tha thứđấy nó phải không liên quan gì đến thái độ của những người thủ phạm cả .người đấy có thể vẫn là kẻ rất kinh khủng nhưng mình tha thứ theo nghĩa là mình không để cho những hành vi của ông ta tác hại gì đến mình nữa

51 : 42 - 52 : 47

Nên tha thứ ở đây nghĩa là mình yêu thương bản thân mình để mình buông bỏ đúng không anh

52 : 48 - 53 : 10

Đúng , tha thứ ở đây là buông bỏ , không có nghĩa là mình quên đi những sai trái đấy , nó có thể vẫn đc ghi nhớ để mình không lặp lại nó , để mình ngăn chặn nó không tiếp tục xảy ra nhưng mình buông bỏ không để nó ám ảnh , nó càm tù vào mình nữa

Chia sẻ bài này

Cấu trúc buổi chia sẻ

Đăng ký ở đây nhận ngay thông báo

Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cập nhật mới nhất về các khóa học và nội dung liên quan, những câu chuyện làm ngành và những case study đầy thú vị.